Bóng Hạc

07:32 - 08/01/2016

Bài viết về cảm nhận thơ Haiku của anh Lưu Văn Quỳnh

 

Thơ Hai ku vốn khó làm. Lại rất khó làm được bài hay. Đặc biệt với người mới tập. Hiện thực trong thơ Haiku thường được cảm nhận trực tiếp trong một khoảnh khắc thực tại qua sự trải nghiệm của chính nhà thơ.

 

Chân lý đó thật đúng, nếu ai biết rõ xuất xứ bài thơ BÓNG HẠC của tác giả Lê Chiêu Phùng.

 

Sáng ra sân, mấy thầy trò đàm đạo văn chương, thế sự. Ánh nắng hiếm hoi của buổi sáng cuối Đông bừng lên. Chiếu xuống. Xiên qua vách đá của hòn non bộ trước cửa nhà tôi, vô tình tạo nên hình chim Hạc đang ẩn mình bên vách đá. Lê Chiêu Phùng: Ôi lên một tiếng rồi chạy vào lấy máy…Phút chốc có một tác phẩm ảnh tuyệt đẹp khi “chim Hạc” chưa kịp “bay về chốn bồng lai” theo sự chuyển dịch của ánh nắng mặt trời.

 

 

  

 

Cũng chưa có gì để nói cho dù ảnh rất đẹp, rất sống động. Điều bất ngờ chính là trong cái khoảnh khắc trực giác đó nhưng với sự trãi nghiệm và tinh tế của môt nhà báo lâu năm trong cùng một lúc anh có liền 2 tác phẩm: Ảnh và Thơ. Nâng máy kiểm tra, Lê Chiêu Phùng reo lên: Đẹp quá. Ngưng lại trong giây lát, anh tiếp:

 

Tôi còn nẩy ra được cả tứ của bài thơ Haiku nữa đấy. Nói rồi anh đọc luôn:

 

NẮNG ĐÔNG

BÓNG HẠC ẨN MÌNH

VÁCH ĐÁ

 

Ngắm kỹ bức ảnh. Đọc lại bài thơ tôi chỉ biết thốt lên: Thật tuyệt vời.

 

Ảnh thì chỉ trong khoảnh khắc chộp được mà ngoài bóng Hạc rõ nét: Từ hình hài, dáng vẻ đến cả màu sắc của lông; còn có cả cá vàng lượn lờ trong bể nước sóng sánh như mật ong. Cái ánh vàng của mặt trời vừa dát xuống. Đặc biệt, 2 vòng tròn sóng lan tỏa từ giọt nước chắt ra qua kẽ đá rơi xuống in đậm dấu ấn “SẮC SẮC, KHÔNG KHÔNG” của Phật giáo Thiền Tông. Có lẽ chính cái ý vị Thiền Sư đó đã gợi tứ cho bài thơ Haiku “nhỏ xinh như cánh bướm” của Lê Chiêu Phùng phát lộ?

 

Bài thơ chỉ 8 từ mà đủ cả thời gian, không gian, cảnh vật, tình người…Nhưng vẽ đẹp của nó không chỉ dừng ở bức tranh tả thực. Ý nghĩa còn sâu xa, phong phú hơn nhiều từ những khoảng trống tác giả đã gợi ra, mặc sức cho người đọc tha hồ suy tưởng…

 

BÓNG HẠC ẨN MÌNH/ VÁCH ĐÁ là một loạt những ẩn dụ mang nét đẹp của văn hóa Phương Đông. BÓNG HẠC, biểu tượng của tuổi già, trường cựu, của sự an nhiên tự tại của các bậc hiền nhân. Giờ đây, BÓNG HẠC đang ẨN MÌNH VÁCH ĐÁ, phải chăng là hình ảnh các bậc hiền nhân đang cố thu mình lại trong cốt cách của những nhà hiền triết. Ung dung nhàn tản giữa mây trời?

 

 

Trong cuộc sống xô bồ, gấp gáp hôm nay, ngắm kỹ bức ảnh và đọc lại bài thơ:

 

NẮNG ĐÔNG

BÓNG HẠC ẨN MÌNH

VÁCH ĐÁ

 

thấy lòng mình nhẹ nhàng, thanh thản lạị

 

TP Hải Dương, Xuân 2016.

Tác giả : Lưu Văn Quỳnh

Bình luận

Bài viết liên quan

Này hoa bỉ ngạn
Cảm xúc mùa vu lan: Nhớ mẹ ngày xưa...
Về lại ngõ xưa
Giữa đám cỏ hoang
Tuyết rơi đầu mùa

Video clip