Không tiếng gọi

08:57 - 31/03/2019

Giới thiệu 2 bài thơ của PGS.TS Lưu Đức Trung với lời bình của nhà văn Đoàn Thu Trang và Mai Liên

Không tiếng gọi

 

Không tiếng gọi

không tiếng ơi

giữa rừng người

(Bài thơ làm trong lúc ngồi một mình trong nhà rất hiu quạnh)

Lời bình của Đoàn Thu Vân

 

Rừng người thật đông đúc. Cuộc đời thật náo nhiệt nhưng cũng thật hoang vu,hiu quạnh vì không có tiếng gọi và không có tiếng ơi. Không ai có nhu cầu tìm bạn tri âm và cũng không ai sẵn sàng đợi người tri kỷ. Đâu đó có một tâm hồn tràn đầy rung cảm, yêu thương muốn được trao tặng,hiến dâng mà không người nhận. Đâu đó có một tâm hồn khao khát được yêu thương mà không ai cho. Họ lặng lẽ để đời mình cuốn theo dòng chảy như thác lũ của cuộc đời,của rừng người. Tràng giang của Huy Cận "Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng" nên lòng người cảm thấy quạnh hiu. Còn ở đây giữa rừng người mà vẫn cô liêu. Phải chăng đó là cái ý vị sâu xa về đời người mà tác giả bài thơ muốn cùng người đọc chiêm nghiệm, sẻ chia ?

 

 

Về quê

soi mình đáy giếng

những ngày ấu thơ

(Bài thơ làm trong dịp về quê lần thư hai)

Lời bình của Mai Liên

 

Bài thơ nói hộ tình yêu quê nhà thầm kín trong trái tim mỗi người chúng ta. Trong ký ức mỗi người Việt Nam có hình ảnh giếng nước thân thương bởi giếng nước gốc đa hiện diện ở bất cứ làng quê nào, gắn bó với cuộc sống bình yên sau lũy tre xanh và trở thành biểu tượng của làng quê Việt. Ai trong chúng ta cũng từng có lần soi mình trong đáy giếng thuở ấu thơ. Giếng làng là nơi lưu giữ hình bóng ta thuở hoa niên tươi đẹp. Vì thế,dù đi đâu,ta cũng mong muốn được trở về với mảnh đất chôn nhau cắt rốn,soi mình trong đáy giếng để tim lại bòng hình tuổi thơ trong trẻo ở đó. Giếng quê cũng là tấm gương soi giúp ta tìm lại mình, tìm lại "bản lai diện mục". Tâm ta lúc mới sinh như bầu trời xanh trong sáng in hình nơi đáy giếng. Rời làng quê ra đi,tâm hướng ra thế giới chung quanh khiến ta rơi vào vọng tưởng, vọng tình, ham muốn, ao ước , tính toán, vui buồn, giận, lo, yêu, ghét, mừng, sợ, khổ, nhục v.v. Đó là những đám mây đen,mây xám che phủ bầu trời tâm trong sáng , khiến ta âm u trong đau khổ. Tường lầm như vậy gọi là mê. "Tâm , Phật , Chúng sinh" tuy ba mà một. Khi mê không nhận ra bổn tâm (hay bổn lai diện mục) thì tâm kia trở thành chúng sinh đau khổ , khi nhận ra được bổn tâm và trở về an trú trong bổn tâm thanh tịnh (trong sạch) đó thì tâm trở thành Phật" (Thích Trí Siêu). Trở về quê, soi mình trong chiếc giếng - nơi lưu giữ "Bản lai diện mục" là hành trình tìm lại chính mình. Khi đó chúng sinh đau khổ là ta tìm được bổn tâm, tâm đã trở thành Bồ Đề tâm- thành Phật. Bụi trần ai đau khổ không có chỗ bám víu:

"Bồ Đề vốn không cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay không một vật

Nào chỗ bám trần ai"

 

Tác giả : Ban biên tập

Bình luận

Bài viết liên quan

Này hoa bỉ ngạn
Cảm xúc mùa vu lan: Nhớ mẹ ngày xưa...
Về lại ngõ xưa
Giữa đám cỏ hoang
Tuyết rơi đầu mùa

Video clip