Thư của anh Trường Lưu Cao Lao

09:26 - 11/05/2017

Thư của anh Trường Lưu Cao Lao gửi các anh Lưu Đức Hải, Lưu Văn Quỳnh, Đặng Văn Quang ngày 10 tháng 5 năm 2017

 

Anh Quỳnh, anh Hải, Quang thân mến !

 

Các anh đừng trách tôi là tại sao tôi lại không nói là tôi không phải là anh Lưu Đức Trung và phải đến khi anh Trung từ trần thì mới rõ nhé. Bởi vì việc đấy có gì là quan trọng đâu- Tôi nghĩ : Anh Trung cũng như tôi bằng cách nào đó làm lợi hơn cho quê hương mình một chút là được rồi đầu cần đến cái danh cái tiếng vậy. Như có lần tôi đã nói là cái “ nợ” sinh thành, nuôi dưỡng khó mà báo đáp. Nhưng cũng may là đến khi anh mất đi TLCL chưa làm gì tổn hại đến danh tiếng, phẩm hạnh của anh vì sự hiểu nhầm này.

 

Anh Trung mất đi là một sự mất mát lớn đối với quê hương. Nhưng hãy nghĩ xem những người như anh Trung con em đất CaoLaoHa còn nhiều lắm và tôi tin ai cũng có nguyện vọng đóng góp cho quê hương, bởi vì những người gọi là tử tế không làm khác được. Anh Trung cũng vậy, TLCL cũng vậy nhờ caolaoha.com mà có được một chút đáp đền cho nghĩa nuôi dưỡng đó. Caolaoha.com phải làm gì đó để đánh thức tạo điều kiện cho những người đang ấp ủ tâm huyết mà chưa có điều kiện đóng góp cho quê hương. Hãy đánh thức họ.

 

Tôi nhớ lại hồi tôi mới tham gia với caolaoha.com rất nhiều người tham gia rất nhiệt tâm và vui vẻ: ThaiQuy, TuanTK, LocLV, QuangDV, HoaLuu, Man, VinhLQ, HaPV, Canh Giang, các anh ở Lệ Sơn .... nhưng bây giờ thấy vắng hơn- Vì sao vậy?

Tôi nhớ hồi đó chỉ một câu thơ chưa thuộc vần vẫn nhận được coment tán dương, trêu đùa bây giờ thì ít chỉ còn nhiều sự góp ý thiếu khách quan, thậm chí chỉ trích thiếu thân thiện. Vì sao vậy?

 

Anh Quỳnh thân mến !

Việc các anh hiệu đính lại các câu đối thật là một việc nên làm. Bởi vì càng để lâu việc này càng khó, càng dễ có nhiều sai lệch bởi vì người biết, hiểu nó càng ít đi và tầm quan trọng theo thời gian sẽ được đánh giá là không quan trọng. Hãy nhớ nhiều sự kiện lịch sử của Trung Quốc chúng ta thường hay viện dẫn Sử Ký của Tư Mã Thiên. Nhưng thực ra có nhiều việc trong sử ký viết sau đó mấy trăm năm nên tính chính xác cũng sẽ có nghi ngờ. Khi Tư Mã Thiên viết Sử Ký trong một tâm thế là kẻ bị xem là thấp hèn có nhiều áp lực nên cũng sẽ ảnh hưởng đến những điều mình nói ra bởi vậy thể hiện sự chính xác cần phải cẩn trọng. Theo TLCL cũng như việc câu đối, như cổng đình làng chung ta phải huy động được sự phản biện để đi đến thống nhất có thể. Điều đó thể hiện được trí tuệ của thời chúng ta sống. Sau này nếu có sai sót thì hậu thế cũng không trách cứ chúng ta.

Còn câu đối mà anh Quỳnh trao đổi tôi đã coment rồi ở đây tôi ghi lại nhé:

Anh Quỳnh thân mến,
Đọc những lời “ gan ruột” của anh TLCL rất lấy làm cảm kích. Cái tình, cái nợ quê đối với anh sao mà nặng? Anh lại viết cái bài “ Mưa quê hương” không biết những người hôm nay đi về làng bằng ô tô và diện những đôi dày láng cóng nó thấm như thế nào chứ tôi nhớ đến những ngày chân sục trong bùn vào những ngày mưa trên đường làng mà kéo chân lên không được thì thật là thấm. Ôi cái mưa quê tôi, ôi đôi chân trần trong ngập trong bùn và trên mình là chiếc áo phong phanh, che cái phần dưới là một cái quần cụt, xuyên vào bụng, nách chạy trên làn da tím tái là mưa phùn và gió bấc. Cũng có lẽ vậy mà cái mưa quê của anh và của tôi nó thấm làm sao. Mà cũng vì vậy mà những giot mưa lành mới đáng quý làm sao.
Tản mạn một vài dòng về chuyện mưa và nói sang câu đối anh Quỳnh nhé.
Cặp câu đối:
開 晟 會 光 強 井 
出 名 賢 
 古 今 
Thiên khai thịnh hội quang cường tỉnh 
Địa xuất danh hiền duyệt cổ kim 

Tôi lại không cùng suy nghĩ với anh trong giải thích chữ “ cường” và câu dịch: Trời mở hội khai canh định cõi/Đất sinh người tài giỏi xưa nay.
Đúng là có một chữ “ Cường” trong Từ điển Thiều Chửu thật nhưng mà lại chữ “ cường” viết khác 
cường, cưỡng, cương (15n)
• 1 : Cái cung cứng. Phàm cái gì có sức mạnh đều gọi là cường. 
• 2 : Hơn. Như sai cường nhân ý 差彊人意 chút hơn ý người. 
• 3 : Dư sức. Phàm cái gì có thừa đều gọi là cường. Như thưởng tứ bách thiên cường 賞賜百千彊 thưởng cho hơn trăm nghìn. 
• 4 : Không chịu theo, cùng nghĩa với chữ 強. 
• 5 : Một âm là cưỡng. gắng, miễn cưỡng. Như cưỡng nhân sở nan 彊人所難 bắt ép người làm sự khó kham nổi. 
• 6 : Lại một âm là cương. Cùng nghĩa với chữ cương 疆.
Chỉ có chỉ “ Cường彊 này mới có nghĩa như chữ Cương 疆 
cương

(Danh) Ranh giới, biên giới, giới hạn của đất đai. 
Như: cương giới 疆界 ranh giới.
(Danh) Đất đai, quốc thổ. 
Như: cương vực 疆域 lãnh thổ, dị cương 異疆 không cùng một đất nước.
(Danh) Giới hạn, cực hạn. 
Như: vạn thọ vô cương 萬壽無疆 tuổi thọ không cùng.
(Danh) Họ Cương.
(Động) Vạch cõi, định rõ bờ cõi. 
Thi Kinh 詩經: Nãi cương nãi lí 迺疆迺理 (Đại nhã 大雅, Miên 綿) Bèn vạch ranh giới rộng, bèn chia khu vực nhỏ.
Rất tiếc trên cột đình của chúng ta lại không phải là chữ “ Cường 彊 ” này.

Thế thì câu đối dịch như thế nào cho đúng?
Ta tạm đồng ý với hai vế đối là : Thiên khai thịnh hội – Tam dich: Trời mở hội lớn và Địa xuất danh hiền- Tạm Dịch: Đất sinh hiền tài 
Chỉ còn 02 vế sau: duyệt cổ kim- nghĩa: đã được xác định xưa nay.
Thế còn quang cường tỉnh dịch như thế nào cho đối với duyệt cổ kim ?
Cũng theo Từ điển Từ điển Thiều Chửu chữ “井 tỉnh” ngoài nghĩa – Giếng như - thị tỉnh 市井 hay - hương tỉnh 
, ngoài nghĩa là ruộng trong- tỉnh điền 井田 hay là Sao Tỉnh, một ngôi sao trong Nhị thập bát tú. Còn có một nghĩa nữa- Đó là : Rành mạch. Như trật tự tỉnh nhiên 秩序井然 thứ tự rành mạch có điều lý.
Chữ 光 quang
quang (6n) 
1 : Sáng, các nhà khoa học bây giờ nghiên cứu cái nguyên lý về bóng sáng, chất sáng gọi là quang học 光學. 
2 : Vẻ vang. Như quang lâm 光臨, quang giáng 光降 người ta tới đến mình là vẻ vang cho mình. 
3 : Rực rỡ. Như quan quang thượng quốc 觀光上國 xem cái văn minh của nước giỏi. Như đã đọa vào nơi tối tăm lại khôi phục lại rực rỡ, đã thua mất thành mất nước lại đánh lấy lại được gọi là quang phục 光復. 
4 : Bóng, vật gì mài giũa kỹ sáng bóng gọi là quang. 
5 : Hết nhẵn.

Chữ : Tỉnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giếng nước. Như: "thuỷ tỉnh"  giếng nước, "khô tỉnh"  giếng cạn.
2. (Danh) Hố, vũng, động giống như cái giếng nước cũng gọi là "tỉnh". Như: "diêm tỉnh"  giếng muối, "du tỉnh" giếng dầu.
3. (Danh) Nơi người ta tụ tập sinh sống. § Ghi chú: Ngày xưa đào giếng giữa phố cho hàng phố cùng dùng, nên gọi phố là "thị tỉnh" .
4. (Danh) Làng nước, gia hương. Như: "hương tỉnh" xóm làng, "li hương bối tỉnh"  bỏ làng bỏ nước.
5. (Danh) Đời Chu, một trăm mẫu ruộng gọi là một "tỉnh". Chế độ ruộng đất nhà Chu lấy chín trăm mẫu ruộng, chia làm chín khu, tám nhà lấy tám khu, còn một khu giữa của nhà vua gọi là "tỉnh điền" . § Ghi chú: Chín khu đất có hình như chữ "tỉnh", nên gọi tên là "tỉnh điền".
6. (Danh) Sao "Tỉnh", một ngôi sao trong Nhị thập bát tú.
7. (Danh) Họ "Tỉnh".
8. (Tính) Ngay ngắn, gọn gàng, chỉnh tề. Như: "trật tự tỉnh nhiên"  thứ tự rành mạch có điều lí.

Từ điển Thiều Chửu

 Giếng, đào sâu lấy mạch nước dùng gọi là tỉnh.
 Ngày xưa đào giếng giữa phố cho hàng phố cùng dùng, nên gọi phố là thị tỉnh , đào giếng ở giữa làng để cả làng cùng dùng gọi làng là hương tỉnh .
 Ngày xưa chia ruộng làm chín khu, tám nhà làm tám khu, còn một khu giữa của vua gọi là tỉnh điền .
 Rành mạch, như trật tự tỉnh nhiên  thứ tự rành mạch có điều lí.
 Sao Tỉnh, một ngôi sao trong Nhị thập bát tú.

 

Chữ Tỉnh cũng có nghĩa là : Làng nước, gia hương


Thế thì quang cường tỉnh có thể dịch là : Rực rỡ khắp nơi.
Tóm lại:
開 晟 會 光 強 井 
出 名 賢 
 古 今 
Thiên khai thịnh hội quang cường tỉnh 
Địa xuất danh hiền duyệt cổ kim
Dịch là: 
Trời mở hội lớn rực khắp chốn
Đất sinh hiền tài tự cổ kim
Trên đây là những suy nghĩ của TLCL hy vọng sẽ được đón nhận những ý kiến đóng góp của anh Quỳnh và các anh để: “Biết được nghĩa cha ông” - Các bậc tiền nhân của ta vốn rất hiền và tài, rất rộng lượng và bao dung. 
Cầu mong được che chở và soi sáng.
Thân mến,
TLCL

 

Tác giả : Trường Lưu Cao Lao

Bình luận

Bài viết liên quan

Gặp mặt bà con yêu mến trang tin caolaoha.com tại Đồng Hới
Thông báo
Thông báo
Gặp mặt nhân kỷ niệm 12 năm trang tin caolaoha.com
Thư mời bà con yêu mến caolaoha.com giao lưu tại Đồng Hới

Video clip