Trao đổi giữa haild1960 với tuan65kt về hướng khai thác thế mạnh lâm nghiệp của xã

21:45 - 29/09/2011

Kính mong bà con cùng nêu các ý tưởng phát triển quê hương đóng góp cho việc soạn thảo quy hoạch

 

Tuan65kt: Kính chào anh Lưu Đức Hải! Qua một số ý kiến của các anh về quy hoạch nói chung và sau hói rói riêng. Em đã đọc được  ý tưởng của anh về qui hoạch xã nhà. Em cùng đồng quan điểm của anh và xin chia sẽ cùng các anh với nội dung sau:

 

Trước hết nói về qui hoạch hồ tôm ở làng mình dựa vào những yếu tố và điều kiện nào?. Theo em đó là dân số (dân trí), điều kiện khí hậu, GDP của làng hằng năm bao nhiêu và từ đâu?. Theo quan điểm của em sau hói qui hoạch theo Linh thủy ngoại triều, nội nhất hà khê lai hoạt thủy. Từ đó các hộ có điều kiện: hiểu biết, nhân lực, tài chính sẽ vận dụng  vào lợi thế Linh thủy ngoại triều, nội nhất hà khê lai hoạt thủy để thâm cach tôm cua rùa cá…… Không có cách nào hay hơn. Lý do: (i) Hạ Trạch nằm vào Vị trí đồng chua nước măn, khí hậu khắc nghiệt vào mùa hè gió lào, mùa đông  mưa phùn giá bức. Chính để nước Sông Gianh vào ra thỏa mái, qui hoạch lại nuôi trồng có qui mô, tránh manh mún như hiện nay, nuôi thủy sản dựa vào phù du, tự nhiên là chủ yếu đẫn đến giá trị con tôm, cua cao, suất đầu tư thấp, lợi nhuận bà con sẽ  cao hơn nhiều như hiện nay; (ii) GDP của dân làng ta lâu nay từ ngoài về chiếm phần lớn (nông nghiệp chỉ đủ no cái bụng). Tránh qui hoạch đầu tư lớn vào hồ tôm đẫn đến việc nuôi tôm của dân làng bị sụm đổ, con em đi học không có tiền đóng. Làng ta không so sánh với ĐBSCL được, bởi lẽ con nước làng ta phù du ít, nước xót...

 

haild1960: Anh nói thêm đẻ em rõ, Bản quy hoạch sẽ bao gồm 4 phần chủ yếu: (1) Phân tích, đánh giá các điều kiện trong và ngoài xã tác động đến phát triển xã trong tương lai. Phần này sẽ đánh giá lại các thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lý, địa hình, thời tiết khí hậu, thủy văn, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản, đặc điểm dân số, lao động, vai trò các hội đồng hương...; (2) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Hạ Trạch trong những năm qua. Phần này sẽ đánh giá toàn diện về phát triển và phân bố nông lâm ngư nghiệp,  dịch vụ, thủ công nghiệp, giáo dục, y tế, môi trường, dân cư, đói nghèo, hạ tầng giao thông, thủy lợi... Trong đánh giá có so sánh với tiềm năng của xã và với các địa phương khác trong huyện nhằm tìm ra vị thế hiện tại và các điểm mạnh, điểm yếu của Hạ Trạch làm cơ sở cho các đề xuất quy hoạch; (3) Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và phân bố tổng thể và các ngành của Hạ Trạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; (4) Kiến nghị hệ thống giải pháp thực hiện Quy hoạch và xác định lộ trình, bước đi, danh mục các công việc ưu tiên trong các thời kỳ...

 

Hiện tại các số liệu của xã thiếu nhiều nên anh phải thông qua anh Lưu Đức Ngọc làm việc trên huyện lấy số liệu từ huyện nên cũng đã thu thập được khá. Anh cũng đã hình thành sơ bộ nhưng cần phải suy nghĩ thêm nữa mớin đưa ra xin ý kiến lãnh đạo xã và công đồng

 

Tuan65kt: Do không nắm được các thông tin về khả năng nguồn vốn, chương trình cho các mục tiêu XDNTM nên ý tưởng về QH có thể không sát với thực tế. Nếu được anh có thể cung cấp cho em 1 số thông tin cụ thể hơn anh nhé. Nếu nguồn vốn đầu tư nhỏ thì phương án thực hiện phải khác hơn. Em nghe nói kinh phí để làm đường Bản là lớn lắm nhưng nếu không kết hợp cho việc quy hoạch mang tính tổng thể thì hiểu quả kinh tế sẽ không cao. Nếu được anh cho đăng cái dự án đường Bản để bọn em chiêm ngưỡng với thì tốt quá. Xin cám ơn!

 

haild1960: Anh đã nói với anh Tác mấy lần về việc gửi cho anh bản vẽ chi tiết đường Bạn nhưng vẫn chưa thấy. Kinh phí xây dựng đường Bạn trên 7 tỷ đồng em ạ

 

Những vấn đề em nêu ra rất có ích, anh sẽ lựa chọn để đưa vào quy hoạch tổng thể. Nhiều vấn đề giao thông, thủy lợi, thủy sản, nông nghiệp... đã tương đối rõ về định hướng, chỉ còn làm quy hoạch chi tiết. Anh muốn em suy nghĩ cho ý kiến thêm về khai thác thế mạnh lâm nghiệp (hiện nay đất lâm nghiệp của làng chỉ còn danh nghĩa do hoàn toàn của nông trường quản lý). Anh cũng đã có một số ý tưởng kết hợp với lâm trường để xã mình có thể có thêm lợi ích cho bà con xóm rẫy. Em thử suy nghĩ xem có cách gì để bà con làng rẫý hướng về khai thác lợi ích của rừng trong điều kiện rừng đã do nông trường quản lý không. Từng vấn đề khác anh sẽ trao đổi với em sau 

 

Tuân65kt: Anh à! Hôm nay em đã nhận mail của anh, về ý tưởng quy hoạch vùng Rẩy của anh thì em cũng có nhiều ý kiến, nhưng không biết là ở mức độ nào vì hiện nay rừng đã được lâm nghiêp đưa vào khai thác sử dụng, về luật em cũng không chắc nhưng nếu ở mức độ như hiện nay thì việc phát triển kinh tế vườn đồi là không khó. Có 1 điều em biết do thiếu sự hỗ trợ về vốn cũng như kỷ thuật và khâu tiêu thụ là mấu chốt cho nông dân xã nhà, nếu anh có được 1 số thông tin về khả năng thu hồi đất rừng thì cho em biết hay mình chỉ quy hoạch vùng ven để em sẽ có ý kiến phù hợp hơn anh nhé. Nói thật là  bây giờ em mới biết anh làm việc ở Viện Chiến lược Phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thật là may mắn, rất mong được tâm sự cùng anh! 

 

haild1960: Mình quy hoạch cả xã em a, chứ không phải giới hạn ở vùng ven đâu. Anh chưa thể nói hết với em về tất cả ý tưởng của anh, vì nhiều ý tưởng đang cần có luận chứng. Em chờ một thời gian nữa  để anh hoàn thiên đã nhé. Riêng về Lâm nghiệp anh thấy thế này: Thực trang là trước đây nông trường có kêu gọi bà con xã mình nhận đất trồng rừng nhưng chỉ có một vài gia đình nhận (đó là một sai lầm thời đó) nên họ giao cho người nơi khác, thời gian giao là 50 năm. Một số gia đình xã mình cũng có nhận rừng nhưng không có kết quả cao như những người nơi khác. Vừa rồi anh về đi tham quan, chú Lưu Trọng Tri có chỉ cho anh thấy những thửa rừng do dân xã mình trồng, anh thấy nó  xơ xác, không được xanh tốt như những thửa rừng bên cạnh do bà con nơi khác trông. Em thử nghĩ xem cách gì để khai thác tiềm năng rừng này có lợi cho quê mình. Đây là vấn đề khó nhất hiện nay của anh

 

Anh đang suy nghĩ theo các hướng: (1) Nhập cư những người xã khác đến nhận đất trồng rừng ở xã ta vào người xã ta (như là dân ngụ cư trước đây ây). Vấn đề này anh cũng đang trao đổi với anh Tác nhưng anh Tác không nắm được nên đang tìm hiểu về mặt pháp lý (nhưng tháng này anh quá bận nên chưa tìm hiểu được). Nếu không thì mang tiếng rừng của ta mà cũng như không. Làm được điều này cũng có cái lợi là họ sẽ gắn bó với xã, bảo vệ được ranh giới của xã; (2) Tìm giải pháp để những người dân làng mình đã nhận đất có thể phát triển thu lợi lớn trên thửa đất đó chứ không như hiện nay; (3) Phát triển những cây trồng vật nuôi dưới tán rừng, đặc biệt là trồng nấm, chăn nuôi bò, dê, ong; (4) Về dài hạn có gắng giữ rừng để sau náy con cháu khai thác cảnh rừng kết hợp với hồ Vực sanh, Cửa nghè để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng (anh nhấn mạnh cộng đồng có nghĩa mọi người dân được tham gia và hưởng lợi chứ không phải ai đó về làm dự án rồi hưởng lợi một mình). Tất cả mới chỉ là suy nghĩ thôi. Tóm lại: Rừng là một tiềm năng rất lớn của xã, là nguồn sống của ông cha thời xưa mà hiện tại con cháu chẳng được lợi gì. Anh đang rất bí vấn đề này. Em nghĩ thêm nhé.

 

Tuan65kt: Anh à! ý của anh rất sát thực với hiện trạng hiện nay, cái khó nhất hiện tại là rừng thông thì không thể trồng được cây gì dưới tán cả. Việc trồng rừng như anh nói dân làng mình không chịu khó đâu mà tính kiên trì thì mới có thể làm giàu trên đất rừng được, phải là người có kinh nghiệm thì mới cải tạo được đất rừng thích hợp cho từng loại cây. Vấn đề ở đây là khí hậu không thuận lợi lắm nếu chỉ "Trồng" mà không có "chăm" như hiện nay thì không thể thành công. Em không rõ lắm về việc trồng cây thông sẽ đem lại lợi ích bao nhiêu tiền/năm cho 1hec ta nhưng có một thực tế không thể chối cải là hàng chục và hàng trăm hec ta nay chỉ giao cho 1 đến 2 người lấy nhựa với mức thu nhập khoảng 4 triệu đ/người/tháng nhưng thông là cây công nghiệp thuộc Nhà nước quản lý không thể phá để trồng cây khác được, như vậy là không có hiểu quả kinh tế. Quay lại vấn đề đất rừng theo em nên có sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ xã thành lập hội nghiên cứu phát triển cây trồng vật nuôi của xã, thành phần tham gia là những người có tâm huyết và có thời gian rỗi như CB hưu trí chặng hạn có chức năng nghiên cứu sách, theo dõi chương trình nông dân làm giàu trên VTV2, sàng lọc và tư vấn cho đội ngũ lãnh đạo lên kế hoạch và chọn cây con hợp lý. Muốn thành công được thì phải gắn đầu vào và đầu ra cho thị trường là quan trọng nhất hiện nay. Theo em biết có 1 số nơi họ kết hợp trồng cây Sưa "cây gỗ quý" và xen trồng cỏ để nuôi bò, dê là hợp lý, dưới tán thông chỉ có dê là có thức ăn. Khu vực vùng ven nên trồng cỏ và cỏ tranh phù hợp cho vùng núi trọc. Kinh nghiệm cho thấy nếu năm đầu thất bại mà bỏ là không được do giống "cây", "con" chưa quen thổ nhượng cần phải tìm tòi nghiên cứu. Không làm đơn lẽ mà phải đầu tư có kế hoạch, có sự chỉ đạo ví dụ hiện nay nhu cầu cung cấp đặc sản như dê núi cho du khách 10 con/ ngày thì phải lên kế hoạch cho diện tích rừng mà ta có thể đáp ứng nếu nguồn cung luôn đáp ứng được nhu cầu thì ta sẽ có thương hiệu chứ nguồn cung không đáp ứng thì không thể tạo ra được thương hiệu. Đây là 1 tiềm năng cũng khá đó anh ạ, ta có rừng nhưng đàn bò thì không vì không có thức ăn, không ai phổ biến và cung cấp giống cỏ...Việc làm giàu không thể nhanh được vốn dân mình hay so sánh thiệt hơn như trồng cây thì đến bao giờ mới thu hoạch được còn đi làm thuê ngày kiếm vài trăm dễ hơn, cần cho họ thấy được hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài chính là tính ổn định làm nền tảng cho sự phát triển vững bền.

 

Anh thử nghiên cứu thêm về mô hình quản lý, việc giao khoán, đấu thầu các khu vực quan trọng sao cho đảm bảo được lợi ích cho cộng đồng như khu vực bến phà gianh, vùng bàu "Cửu khúc long khê" ...Như vậy trong quy hoạch anh nên quan tâm hơn các địa điểm nhạy cảm không thể thuộc về lợi ích các cá nhân được như nơi cổng làng, cổng chợ, đình chùa... và một số vị trí có định hướng cho tương lai tránh trường hợp lấn chiếm đất công làm mất đi cảnh quan của làng. Theo em khu vực bến phà cũng như chợ là nơi nhạy cảm không nên thu phí quá cao chính vì thế mà khách hàng xa lánh làm nghèo thương mại. Cơ chế thị trường ta tự chặt tay mình mà không hay biết?  Chúc anh và gia đình sức khỏe và may mắn

 

haild1960:....(còn tiếp) rất vui mừng được tiếp tục trao đổi với toàn thể bà con về ý tưởng trên tất cả mọi lĩnh vực

Tác giả : Lưu Đức Hải và Tuạn65kt

Bình luận

Bài viết liên quan

Cây mai dương và tác hại đối với môi trường
Điều ước nhỏ
Kỹ thuật lưu trữ nguồn cá giống tốt qua mùa đông
Điều ước đầu năm mới 2015
Rừng ngập mặn tại cửa sông Gianh

Video clip