Ý tưởng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ (vùng Hói), lấy việc nuôi tôm làm mũi nhọn phát triển kinh tế xã hội của xã Hạ Trạch Giai đoạn 2010-2020 và những năm tiếp theo

23:49 - 07/09/2011

Ý kiến của anh Nguyễn Danh Lợi về phát triẻn vùng nuôi tròng thủy sản Hói Hạ

 

Được biết xã ta là một trong số các xã được Huyện triển khai thực hiện điểm mô hình phát triển nông thôn mới theo quyết định số 800 QD-TTG giai đoạn 2010-2020 của chính phủ. Đây là chương trình đã và đang triển khai mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Mục tiêu và nội dung của quyết định được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đồng thời tôi có trích dẫn tóm tắt trong bài viết “Tư duy phát triển gắn liền với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” đăng trên website www.caolaoha.com. Xem thêm 19 tiêu chí xây dưng NTM tại đây.


Theo tôi, trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nội dung quan trọng nhất và phải là bước đi đầu tiên. Mục tiêu của bản quy hoạch là xây dựng báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2025 của xã, trong đó xác định quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực, tổ chức lãnh thổ kinh tế-xã hội và cuối cùng là kiến nghị các giải pháp thực hiện quy hoạch. Bản quy hoạch phải được thể hiện rõ 3 vấn đề lớn:


-  Các yếu tố và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của xã giai đoạn 2011-2020.


-  Phương hướng quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của xã giai đoạn 2011-2020


-  Các giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện quy hoạch.


Ngoài ra phải có bộ bản đồ tỷ lệ 1/5000 và 1/2000.


Cả ba vấn đề lớn nói trên xin dành cho các chuyên gia quy hoạch phối hợp cùng các cấp ở địa phương tiển khai. Nhân đây tôi xin phép được đề xuất ý kiến cá nhân mang tính gởi ý hay nói nguyện vọng cũng được đó là: Ưu tiên quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng thủy sản, lấy việc nuôi tôm làm mũi nhọn phát triển kinh tế xã hội của xã Hạ Trạch giai đoạn 2011-2020 và những năm tiếp theo, gắn đề án này vào chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM theo tinh thần quyết định 800 của chính phủ.


Tại sao lại chọn ưu tiên quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng thủy sản và lấy việc nuôi tôm làm mũi nhọn phát triển kinh tế xã hội của xã Hạ Trạch giai đoạn 2010-2020 ?


Con đường đi lên phát triển, lúc đầu có thể áp dụng mô hình “thấy ai làm gì mình làm theo” tuy nhiên dần dần phải có hướng đi riêng, có mô hình phát triển riêng nhằm phát huy thế mạnh và lợi thế cạnh tranh của mình. Riêng đối với xã Hạ Trạch điều kiện tự nhiên rất thuận tiện phát triển nông nghiệp và thủy sản nên hai yếu tố này theo tôi là quan trọng. Phần lớn đất lúa trồng được hai vụ, có hai hồ Vực Sanh và Cửa Nghè cung cấp nước tưới tiêu rất chủ động.  Trồng lúa và hoa màu là để giải quyết vấn đề lương thực, giải quyết an ninh lương thực hàng năm vì vậy phải dành một diện tích hợp lý, tuy nhiên cần phải khẳng định rằng:


 Xã ta không bao giờ giàu lên từ trồng lúa, muốn giàu thì phải xuất phát từ nuôi trồng thuỷ sản và các ngành nghề khác.


Trước hết tôi xin đưa một ví dụ rất cụ thể, rất dễ thấy và ấn tượng:


Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2009 của xã là 109 ha (Theo Các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội xã Hạ Trạch 2005-2009 đăng trên website www.caolaoha.com). Tôi xin lấy 100 ha làm ví dụ cho dễ tính:


- Nếu là trồng lúa:Theo số liệu của tỉnh Thái Bình vựa lúa của Đồng bằng Bắc Bộ,trong bài “Góp phần khẳng định thương hiệu đất lúa” năm 2011 Thái Bình đã đạt 13 tấn thóc trên một hec ta một năm (số liệu lấy từ báo Thái Bình và báo điện tử Thái Bình  ngày 16/6/2011. Nếu lấy kết quả này để áp dụng vào xã ta thì có: 13 tấn x 100 ha = 1.300,0 tấn/năm. Với giá thóc bình quân tại miền Bắc hiện nay khoảng 5000 đồng/kg thì mỗi năm thu được khoảng 6,5 tỷ đồng. Nếu trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và công cày bừa chăm sóc khoảng 20% thì giá trị mỗi năm thu được khoảng  4,8 tỷ đồng trên 100 hecta.


- Nếu nuôi tôm:Theo báo Công Thương số ra ngày 24/8/2011 cho biết: Thống kê của Bộ NN&PTNT,  giá trị tạo ra trên 01 hecta đất tại Đồng Bằng Sông Cửu Long cho việc nuôi tôm là 16.584USD, (Thông tin trên báo Công thương và báo điện tử công thương ngày 24/8/2011). Báo này cũng cho biết: Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh ĐBSCL, thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng(TTCT) rất ngắn, mỗi vụ nuôi chỉ khoảng 2,5-3 tháng,  sản lượng TTCT nuôi thâm canh trên mỗi hecta bình quân khoảng 7-8 tấn… Thực tiễn cũng cho thấy, TTCT cũng ít phát sinh dịch bệnh, tỷ lệ nuôi thành công cao hơn tôm sú.  Ông Lại Văn Tính ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang cho biết “Tôi có 5 ao nuôi TTCT với diện tích gần 2,5ha. Năm nay, tôi đã thu hoạch vụ I được 22 tấn tôm cỡ 60-70 con/kg, bán với giá 112.000 đồng/kg. Sau khi trừ tất cả các chi phí đầu vào như: thức ăn, giống, nhân công, nhiên liệu, tôi còn lời 50% (khoảng 1,3 tỷ đồng).


Như vậy nếu lấy số liệu của Bộ NNVPTNT tại Đồng bằng SCL hiện nay mỗi hecta nuôi tôm một vụ giá trị tạo ra là 16,585 USD và như thế nếu nuôi 100 hecta thu về 1,658,400 USA tương đương với gần 35 tỷ đồng, nếu nuôi hai vụ/năm thu được khoảng 70 tỷ đồng. Còn nếu lấy số liệu của Sở NN và PTNT Trà Vinh tại một số hộ như hộ ông Tính nuôi 2,5 hecta tôm thẻ chân trắng sau khi trừ chi phí đầu vào như: thức ăn, giống, nhân công, nhiên liệu mỗi vụ thu được 1,3 tỷ đồng, tính ra mỗi hecta một vụ thu về 520.000.000 đồng. Như thế nếu nuôi được 100 hecta một vụ thì thu về khoảng 52 tỷ đồng, nuôi hai vụ thu về hơn 100 tỷ đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí. Rõ ràng đây là một con số trong mơ và cao gấp nhiều lần so với trồng lúa hay hoa màu nào khác. Con số4,8 tỷ trồng lúa so với 100 tỷ đồng nuôi tôm  trên 100 ha/năm cho ta nhiều suy nghĩ.


Vùng nuôi trồng thuỷ sản của xã ta có vị trí rất thuận tiện, được chạy dọc theo sông Gianh lại có Hói tự nhiên chạy giữa vùng nuôi từ Hói Hạ lên quá Đồng Phố và được điều hoà bởi hai cống thông ra sông Gianh; sát đường quốc lộ 1A; vùng nuôi trồng tập trung. Xã ta cũng có vùng đất đang bỏ hoang gần bến phà Gianh có thể biến thành khu tập trung sơ chế, chế biến. Xã ta cũng đã và đang có truyền thống nuôi trồng thủy sản, lợi thế này không phải xã nào trong huyện Bố Trạch cũng có được. Tuy nhiên hiện tại vùng nuôi tôm đang được chia nhỏ manh múi lên đến hơn 150 hồ phần lớn đang bỏ hoang, chưa có biện pháp nuôi trồng có tổ chức khoa học và chuyên nghiệp vì vậy sản lượng tôm cá không tương xứng với lợi thế. Chúng ta cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách toàn diện để lập quy hoạch và đưa ra giải pháp phù hợp, biến khu vực này thành một vùng phát triển hàng hoá đặc biệt nhằm mang lại lợi ích giàu có lâu dài cho người dân bên cạnh phát triển một số ngành nghề khác. Muốn làm được điều đó trước hết chúng ta phải quy hoạch lại vùng nuôi tôm cho bài bản và khoa học gắn với chương trình chung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn xa hơn bao gồm quy hoạch đất đai, cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, nông nghiệp .v.v;  tính toán đến các yếu tố liên vùng “Đàng Trước” với “Đàng Sau”, đồng nọ với đồng kia rồi các yếu tố liên xã, liên Huyện; Các vấn đề Văn hóa xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng. Việc lập quy hoạch đã có chương trình quốc gia nhưng cũng cần phải nói thêm rằng “Không ai hiểu mình bằng mình”vì vậy mà việc chủ trì nghiên cứu phải là cấp uỷ Đảng, chính quyền và cần có các ý kiến đống góp của các tầng lớp nhân dân. Sự giúp đỡ của các nhà khoa học chuyên ngành quy hoạch và nhiều lĩnh vực khác là rất cần thiết, họ là những người có kinh nghiệm, có phương pháp luận nghiên cứu bài bản, có phương tiện kỹ thuật để triển khai nhưng cũng cần lưu ý tránh trùng lặp quy hoạch xã nọ giống xã kia và nhất thiết phải chỉ ra thế mạnh mũi nhọn của xã.


1. Vài nhận xét và ý tưởng quy hoạch:

 

Căn cứ vào “Các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội xã Hạ Trạch 2005-2009” và“Kết quả thực hiện Nghị quyết HĐND năm 2009thấydiệntíchnuôi trồngthuỷsảnqua nhiềunăm liên tục từ 2005-2009là109, 95 hécta; kết quả thực hiện Nghị quyết HĐND xã năm 2009 -2010 sản lượng thuỷ sản thu được:Cua đạt 30 tấn; Tôm thẻ 55 tấn; Tôm sú: 45 tấn (Số liệu trên www.caolaoha.com). Tạm nhận xét về hai số liệu trên thì thấy diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã rất lớn nhưng kết quả thu hoạch thì rất nhỏ bé, chưa phát huy được lợi thế của vùng nuôi tôm được thiên nhiên ban tặng và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản đã có của bà con. Phần lớn đất đai mới phục vụ “cái ăn” chứ chưa quan tâm đến “cái để”.  Cần quy hoạch lại bằng cách dồn hồ, cải tạo và xây dựng một số công trình kiên cố liên quan nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản mà chủ yếu là nuôi tôm. Tại thời điểm hiện nay nuôi tôm thẻ chân trắng đang là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, chúng ta cần căn cứ vào thị trường tại từng thời điểm mà lựa chọn loại tôm cho phù hợp trên cơ sở tận dụng hết ao hồ từ Hói Hạ lên đến đồng Phố, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và tổ chức quản lý tài giỏi.

 

Bản đồ hiện trạng vùng nuôi tôm (vùng Hói) của Hạ Trạch-Tư liệu của google 9-2011

 

2. Lập đề án quy hoạch


Lập đề án đã có thông tư 26 liên bộ NNPTNT-KHDT-BTC hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 được nhiều địa phương ví như kim chỉ Nam (Có thể  xem thông tư trong bài “Tư duy phát triển gắn liền với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” đăng trên caolaoha.com ngày 29/6/2011. Tại bài viết này tôi chỉ xin nêu một vài ý tưởng quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ bao gồm phác thảo sơ đồ bố trí lại hồ nuôi tôm và một số công trình kiên cố phụ trợ (tạm gọi là tiểu dự án) và tức nhiên là tiểu dự án này phải gắn với chương trình quốc gia nói trên.

 

Hiện trạng hồ tôm-tư liệu google 9-2011

  

Phác thảo Sơ đồ quy hoạch vùng nuôi tôm (vùng Hói) của Hạ Trạch- 2010-2020

 

 + Lập danh mục công trình, dự án cơ sở hạ tầng liên quan gắn với danh mục công trình dự án xây dựng nông thôn mới của chính phủ bao gồm:


- Dồn hơn 150 hồ  hiện tại thành khoảng 20 -25 hồ (theo sơ đồ phác thảo đính kèm).


- Cải tạo nạo vét lòng hồ, vệ sinh , đắp bờ.


- Mở rộng 2 kênh (hói) hiện trạng ra chừng 10-15m mỗi kênh theo chiều dọc từ đường quốc lộ 1A lên đến hết khu vực nuôi trồng; đào thêm các mương nằm ngang rộng khoảng 3-5m.


- Đào, xây bê tông mương dẫn nước ngọt từ Vực Sanh về để trung hòa theo ý muốn. Hiện đã có một mương đi theo đường ô tô, cần làm thêm một số mương đi theo một số đường xóm nữa để vừa lấy nước ngọt nhưng vừa để phục vụ thoát lũ.


- Làm một số tuyến đường ngang và đường dọc , lâu dài phải được kiên cố bằng bê tông rộng từ 2m trở lên phục vụ đi lại vận chuyển hàng hóa, đường ngang thì nối từ các đường xóm đi ra tận đê sông Gianh, đường dọc thì ít nhất cũng nên có hai đường, một đường như con đê sát vùng đất ở và đất nông nghiệp song song với đường Quan (xem sơ đồng), một đường nữa có thể dọc theo một kênh lớn; Đê sông Gianh cũng cần cũng cố thêm để vừa ngăn mặn, ngăn lụt nhưng cũng phục vụ cho việc vận chuyển.


- Xây dựng trạm biến áp và đường điện kiên cố dọc theo các trục đường để phục vụ nuôi trồng.


- Xây dựng khu sơ chế, chế biến.


- Xây dựng khu nghiên cứu và cung cấp giống; phổ biến, ứng dụng khoa học kỹ thuật.


- Giải pháp xử lý và bảo vệ môi trường.


- Đào tạo: lồng ghép vào dự án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xây dựng NTM.
Các danh mục công trình trên gắn vào danh mục công trình, dự án xây dựng nông thôn mới của chính phủ để tận dụng sự hỗ trợ mọi mặt của chính phủ, tỉnh và huyện.


    + Lập tổng dự toán ngân sách thực hiện trong tổng đề án, làm rõ nhu cầu vốn cho từng công trình.


-    Lập kế hoạch tổng thể và lộ trình thực hiện cho từng công trình, và nhu cầu vốn theo từng nguồn. Cần phải lồng ghép để tận dụng tối đa nguồn vốn của chương trinh phát triển nông thôn mới theo quyết định 800 của chính phủ.


-    Làm rõ các công trình huy động sức dân để dân thực hiện theo mô hình hợp tác xã hay thành lập công ty cổ phần kết hợp người có hồ với người có tiềm lực tài chính và quản lý. Làm rõ công trình dự án nào cần kêu gọi đầu tư của tư nhân, doanh nghiệp hoặc kêu gọi tài trợ bên ngoài kể, công trình nào xin từ ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM của Trung Ương, của Tỉnh, của Huyện; công trình nào lồng ghép với các chương trình khác.


-  Cần có các giải pháp thực hiện đề án như các giải pháp về vốn, về nguồn nhân lực, về khoa học kỹ thuật và các vấn đề liên quan. Căn cứ vào phương án quy hoạch, tổng đề án và danh mục dự án đã được các cấp phê duyệt tiến hành triển khai lập kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn hàng năm, 5 năm,10 năm, 15 năm và 20 năm một cách rõ ràng; Lấy ý kiến đóng góp của các từng lớp nhân dân; Phổ biến thông tin minh bạch. Việc triển khai thực hiện kế hoạch là rất khó cần phải có thời gian; tiềm lực tài chính; tiềm lực con người, có bộ máy lãnh đạo quản lý giỏi.



3. Lập đề án nuôi trồng thuỷ sản


Ngoài các công trình, dự  án cơ sở hạ tầng liên quan trên thì đề án nuôi trồng là quan trọng nhất vì vậy mà cần thiết phải có đề án rõ ràng, lựa chọn mô hình về tổ chức quản lý và nuôi trồng phù hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật, có biện pháp xử lý và bảo vệ môi trường, nghiên cứu thị trường.v.v một cách bài bản và mang tính khả thi. Sử dụng nhiều hình thức như huy động sức dân, kêu gọi con em quê hương có tiềm lực tài chính về đầu tư tại quê, kêu gọi con em có trình độ cao, có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản, có kinh nghiệm quản lý giỏi về quê lập nghiệp;  huy động trong dân tập trung thành tổ, đội hợp tác xã đặc biệt là các gia đình có nhiều người đang công tác và lao động nước ngoài có tiền gửi về; quy hoạch một số vùng đất ở có vị trí đẹp thuận tiện để bán; Xin ngân sách trong chương trình PTNTM quốc gia và địa phương kể cả việc kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài để tận dụng năng lực tài chính, khoa học kỹ thuật và cách quản lý của họ trong một số hồ, một số vùng.


 4. Tổ chức thực hiện


- Lập bộ máy chỉ đạo.


- Lập ban tuyên truyền vận động thực hiện chương trình quốc gia PTNTM cho cán bộ đảng viên và toàn dân; tuyên truyền vận động các hộ có hồ manh múi dồn lại theo quy hoạch.

- Thu hồi hồ đã  hết thời hạn đồng thời nhất thiết thu hồi những hồ bỏ hoang từ hai năm trở lên.


-  Thành lập các đội, tổ hoạt động theo mô hình và quy chế hợp tác xã.


-  Kêu gọi thành lập doanh nghiệp áp dụng các quy chế của luật doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp có phương án nuôi trồng rõ ràng, có năng lực tài chính thực sự, có chương trình dạy nghề và thu hút lao động địa phương nhiều, có chỉ tiêu nộp thuế cho địa phương hàng năm. Ưu tiên doanh nghiệp, doanh nhân là con em tại địa phương.


- Kêu gọi đầu tư trong nước hoặc nước ngoài có dự án khả thi được tỉnh, huyện, xã phê duyệt.


- Phổ biến rộng rãi quy hoạch chi tiết, quảng bá kêu gọi đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tác giả : Nguyễn Danh Lợi

Bình luận

Bài viết liên quan

Cây mai dương và tác hại đối với môi trường
Điều ước nhỏ
Kỹ thuật lưu trữ nguồn cá giống tốt qua mùa đông
Điều ước đầu năm mới 2015
Rừng ngập mặn tại cửa sông Gianh

Video clip