Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã lây lan đến xã Hạ Trạch

20:10 - 08/11/2019

Tin về bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã lây lan đến xã Hạ Trạch quê mình

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã lây lan đến xã Hạ Trạch

 

Lời Ban biên tập: Ngày 7/11/2019, UBND huyện Bố Trạch đã công bố bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã lây lan đến xã Hạ Trạch. Hiện tại các cơ quan chức năng đang có những biện pháp để nhanh chóng diệt bệnh, giảm thiểu các thiệt hại có thể gây ra cho các hộ chăn nuôi quê mình. Để giúp bà con hiểu thêm về bệnh này và các tác hại của nó, caolaoha.com xin tổng hợp lại một số thông tin liên quan đến bệnh để bà con tham khảo:

 

1. Đặc điểm dịch tả lợn Châu Phi

1.1. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì?

Bệnh có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi và là bệnh lây nhiễm cho do virus gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, mọi lứa tuổi của lợn và tỉ lệ chết gần như 100% với lợn nhiễm bệnh. Virus gây bệnh dịch tả lợn có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh dịch tả Châu Phi.

Virus dịch tả lợn có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, trong thịt lợn sống hoặc ở nhiệt độ không cao virus có thể tồn tại được 3-6 tháng, lợn bị chết ở 70 độ C. Chính vì sức đề kháng của virus này cao nên khả năng lây lan trên phạm vi rộng và kéo dài dịch tả lợn.

1.2. Con đường lây bệnh

Bệnh lây nhiễm từ qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật nhiễm virus như: Lợn nhiễm bệnh, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và thức ăn chứa thịt lợn nhiễm bệnh.

Bệnh không lây sang người tuy nhiên người là một tác nhân gây phát tán bệnh.

1.3. Triệu chứng bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, với thể cấp tính thời gian ủ bệnh từ 3 - 4 ngày. Các triệu chứng trên lợn bệnh tùy từng thể khác nhau.

a) Thể quá cấp tính

Lợn chết nhanh, thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc lợn nằm và sốt cao trước khi chết

b) Thể cấp tính

- Lợn sốt cao khoảng 40,5 - 42 độ C.

- Lợn 2 - 3 ngày đầu tiên lợn không ăn, lười vận động, nằm chồng đống, thích nằm chỗ gần nước.

- Lợn di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là các vùng như tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể có màu xanh tím.

- Sau đó khoảng 1 - 2 ngày trước khi lợn chết có biểu hiện triệu chứng thần kinh, đi lại không vững, thở gấp khó thở, có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón.

- Lợn chết trong vòng 6 - 13 ngày hoặc có thể kéo dài đến 20 ngày. Lợn mang thai có thể gây sẩy thai, tỉ lệ chết cao gần như 100%

- Trường hợp lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virus không triệu chứng sẽ mang virus cả đời và là nguồn lây nhiễm bệnh.

c) Thể á cấp

- Lợn sốt nhẹ, hoặc không sốt, giảm ăn, sụt cân, ho và khó thở. Đi lại khó khăn, viêm khớp, lợn mang thai có thể sẩy thai.

- Lợn chết sau khoảng 15 - 45 ngày, tỷ lệ chết ở thể này khoảng 30 - 70%.

1.4. Cách phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

 Vệ sinh chuồng trại để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Hiện nay chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho lớn đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Vì vậy các phương pháp phòng tránh bao gồm:

- Thường xuyên vệ sinh, sát trùng tại cơ sở chăn nuôi, các phương vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ điểm bán buôn, giết mổ lợn và các sản phẩm thải của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất.

- Vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi.

- Phát hiện cách ly lợn bị bệnh và nghi bị bệnh.

- Diệt các nguồn bệnh như ruồi, muỗi để tránh mang mầm bệnh phát tán ra bên ngoài.

- Không mua, bán thịt lợn không có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng thức ăn thừa hay chưa được nấu chín từ lợn. 

2. Ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi tới sức khỏe con người

 Virus tả lợn Châu Phi (ASFV) tuy không trực tiếp lây sang người, nhưng lại khiến lợn mắc phải các bệnh khác nguy hiểm cho con người.

Do khả năng sinh tồn của loại virus gây bệnh cao, nên dịch có xu hướng lây lan rất nhanh. Tuy nhiên bệnh dịch tả lợn Châu Phi không lây lan sang người, không có mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhưng lợn mắc bệnh dịch tả Châu Phi có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn...

Những bệnh như tai xanh, cúm, thương hàn... mới gây nguy hiểm cho con người gây ra rối loạn tiêu hóa, khi người ăn phải tiết canh lợn, thịt lợn bệnh chưa được nấu chín.

Đặc biệt khi lợn bị bệnh tai xanh vi khuẩn liên cầu trú ngụ trong miệng, mũi của lợn sẽ phát triển nếu người có vết thương hở tiếp xúc với lợn sẽ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Khi bị nhiễm khuẩn người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết một số nơi trên cơ thể, ngoài ra có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc đường tiêu hóa, nặng hơn có thể bị viêm màng não.

Dịch tả lợn châu Phi hiện lây lan nhanh chưa có hiện tượng thuyên giảm, bệnh chưa có biện pháp phòng chống đặc hiệu cho nên chủ động phòng chống dịch bằng các biện pháp sinh học. Bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, tuy nhiên có thể gây hay gian tiếp qua các bệnh khác. Nên chủ động ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng để đảm bảo sức khỏe.

 

Nguồn bài viết: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dac-diem-benh-dich-ta-lon-chau-phi-va-anh-huong-cua-benh-toi-suc-khoe-con-nguoi/?link_type=related_posts
Tác giả : Ban biên tập

Bình luận

Bài viết liên quan

Chàng trai bỏ việc về quê làm giàu từ cây nấm
Rời Nhật Bản về quê, chàng trai tạo sự khác biệt trong nghề nuôi cá lồng
Thu tiền triệu mỗi ngày từ trồng nấm
Người phụ nữ làm kinh tế giỏi
Phòng chống rét cho trâu bò đúng cách

Video clip