Trong đời sống hàng ngày, nhân dân làng Cao Lao Hạ thường vận dụng ca dao, tục ngữ để mô tả và phản ảnh các hiện tượng thiên nhiên cũng như hiện tượng xã hội, hoặc đúc kết kinh nghiệm về thời tiết, về nông nghiệp, về buôn bán, về con người, sản vật, v.v…
Ca dao làng Cao Lao Hạ:
- Cao Lao, Hạ Trạch làng mình,
Bốn bề phong cảnh hữu tình nước non,
- Xưa kia đưòng phố đất liền,
Quân chiêm đào hói cho thuyền vào ra
- Làng ta phong cảnh hữu tình,
Núi dài sông rộng, mái đình cây đa.
- Trước mặt đồng ruộng bao la,
Cơm côi cá đưới thật là ấm no.
- Đi mô cũng nhớ Cao Lao,
Ngó về quê mẹ biết bao nhiêu tình.
- Bắp non mà náng lả lò (náng là nướng, lả là lửa)
Đố ai ve được anh đồ Cao Lao.
- Con gái họ Lưu như bông hoa lý,
Trai trong làng đẹp ý chạy theo.
- Sông Gianh bên lở bên bồi,
Bên tình bên hiếu em ngồi bên mô.
Có những câu tục ngữ, thành ngữ nhiều vùng lan đến Cao Lao:
Cày ải hơn vãi phân.
Công làm là công bỏ, công làm cỏ là công ăn.
Gần ruộng ba hơn xa ruộng nhất.
Một sào ló, không bằng một xó vườn.
Ruộng có dường nương có nạp.
Làm ruộng theo làng bán hàng theo chợ
Xem thời tiết vốn là yêu cầu chung của con người, nhất là đối với người nông dân lại vô cùng thiết yếu, không những theo thời vụ từng mùa mà còn theo dõi từng ngày, từng giờ. Do đó việc quan sát hiện tượng mưa gió của người dân cũng rất tinh tế:
Ông tha mà bà chẳng tha, mồng 5 tháng 9 mồng 3 tháng 10
Mồng 9 tháng 9 có mưa, cha con soạn sửa cày bừa mần ăn.
Mồng 9 tháng 9 không mưa, cha con soạn sửa vác cưa lên rừng.
Tháng 7 nác nhảy ngọn con, (nác là nước)
Tháng giêng rét dài, tháng 2 rét lộc, tháng 3 rét cộôc rau mưng.
Rét tháng giêng, nằmn nghiêng mà chịu
Làm ruộng tháng 5 coi trăng rằm tháng tám.
Làm ruộng tháng 8 coi rạm tháng tư.
Trăng sáng được mùa rọng su, trăng lu được mùa rọng cạn.
Mống dài trời lụt, mống (giằng) cụt trời mưa.
Rạm đi trồi thị lụt, rạm đi trụt thì mưa.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì năng, bay vừa thì nhâm.
Nam nắng hôm, nồm nắng mai
Lúa chiêm nép ở đầu bờ, nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên
Mù được cá, giá được tôm
Tháng 8 nhìn ra, tháng 3 nhìn vào
Con theo mạ, cá theo nước
Có cá có nước, có mạ có đam (cua đồng)
Vì cây dây mới leo, có cột có kèo mới có đòn tay.
Cóc chết để da, người ta chết để tiếng.
Được mùa chớ phụ môn khoai, đến khi thất bát lấy ai bạn cùng
Miệng ăn núi lở
Ăn có mời mần có mạn
Phía rào có lỗ tai
Muối mè rang với ruốc khô, có chết xuốgn mồ cũng dậy mà ăn
Ăn ít no lâu, ăn nhiều mau đói
Đất cá hơn rẻ thịt
Khôn nhà dại chợ
Tham vàng bỏ ngãi
Hồng nhan bạc phận
Sông có khúc, người có lúc
Cách gieo vần của tục ngữ thường lấy từ vần lưng gắn liền với vế trên và vế dưới, đủ cả nhịp điệu gọn gàng dễ nhớ:
Giêng hai khoai bù
Cá bồng kho tiêu cá thiều kho ớt
Đầu cá má heo
Ăn ham chắc, mặc ham bền
Chặt to kho mặn
Mắm lép kẹp rau mưng, ông ăn to méng (miếng) mụ trừng mắt lên.
Khế rành ruốc lạt đánh bạt thịt heo
Mắm không ngon đông con cũng hết
Ngon cá khá cơm
Đong đầy hơn nậy đọi
Vảy cá hơn rá rau.
Ăn chín nhịn ăn xeng (xanh)
Cơm với cá như mạ với con
Người ăn thì còn con ăn thì hết
Muốn ăn cá phải thả câu
Ăn nóng phỏng mồm
Ăn đi trước lội nước đi sau
Không thầy đố mày làm nên
Đánh chó ngó chủ nhà
Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi
Của biếu là của lo, của cho là của nợ
Đũa một chiếc vếc không lên
Nắng được dưa, mưa được ló
Mặt sao ngao vậy
Dốt nát cậy thầy bôống bây cậy thợ
Một người lo bằng một kho kẻ mần
Có bụng chi nghi bụng nấy
Bù tháng 9, bín tháng 10
Kiếp mần thân chịu.
Cơm sôi lửa đỏ, ló (lúa) chín trời mưa
Kẻ Hạ đi nhọc, Kẻ Hạ nghỉ
Thổ Ngoạ ăn no, Thổ Ngoạ nằm
Ăn Cao Lao, lội rào Văn Phú.