Cảm nghĩ về bài thơ “vô đề” của anh Lưu Văn Quỳnh

09:56 - 24/04/2020

Cảm nghĩ của các anh Thao Trường và Đặng Văn Quang về bài thơ “Vô Đề” của anh Lưu Văn Quỳnh 

Cảm nghĩ về bài thơ “vô đề”  của anh Lưu Văn Quỳnh

VÔ ĐỀ

Lưu Văn Quỳnh

 

Covid – 19 bé tí ti

Mà làm ngả nghiêng trời đất

Biết bao điều dở hay xấu tốt

Nay trắng đen mới thực rõ hình hài

 

 

Lời bình  của Thao Trường

Bài thơ “Vô Đề” của tác giả Lưu Văn Quỳnh Bài thơ chỉ bốn câu ngắn gọn mà rất giàu cảm xúc, ý tứ sâu xa, có sức gợi trong tâm hồn người đọc: Covid 19 bé tí ti/Mà làm ngả nghieng trời đất/ Biết bao điều: dở, hay, xấu,tốt/Nay trắng, đen mới thực rõ hình hài.

Đọc bài thơ của tác giả tôi chợt nhớ: Mở đầu Tuyên ngôn  độc lập của Nước Việt Nam năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776, trong đó có đoạn: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc."

Dưới ánh hào quang  của bản Tuyên ngôn bất hủ ấy, bao đời Tổng thống Mỹ từng giương cao lá cờ bảo vệ nhân quyền, tự do , bình đẳng.... phô trương sức mạnh siêu cường để hù dọa, trùng phạt nhũng ai bất đồng quan điểm và không cùng thể chế. 

Thế mà giờ đây trong những ngày cả thế giới đang rúng động trong cơn đại dịch, nhìn những đoàn xe đông lạnh chất dầy thi thể bệnh nhân chết vì Covid 19 chở vào các nhà xác dã chiến trên nhiều đường phố của nước Mỹ.

Nghe tổng thống Donal Trump hùng hồn tuyên bố cắt tài trợ cho tổ chức y tế thế giới WHO; ban bố sắc lệnh tạo điều kiện trừng phạt bất cứ quốc gia nào không chịu nhận lại người dân của mình trong tình cảnh nước  Mỹ đang khủng hoảng trong cơn đại dịch.        

Nhìn cảnh người thanh niên Singapore bị đánh thâm tím mặt mày trên đường phố của một nước Châu Âu. Rồi hai cháu bé gái người Việt bị đám đông người Australia kỳ thị, xua đuổi vì deo khẩu trang ra đường...

Chao ôi chỉ bấy nhiêu điều trông thấy cũng đủ đẻ đau đớn lòng, cũng đủ để tái tê, mỉa mai, khôi hài cho những ngôn từ bình đẳng, tự do, dân chủ, nhân quyền...mà bấy lâu các ông chủ Nhà Trắng, cùng các bạn đồng minh Phương Tây đã từng trưng diễn.  

Nhìn xa ròi lại ngó gần để thấy, để nghe: Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đứng đầu Chính Phủ Việt  Nam trong Lời kêu gọi đồng bào , chiến sĩ cả nước đoàn kết, chung sức chiến đấu chống giặc Corona tuyên bố:" Dù phải hy sinh về kinh tế cũng  phải kiên quyết bảo đảm được sự ổn định đời sống xã hội. Phải kiên quyết giữ được sự an toàn tính mạng người dân". Gần hơn tí nữa là hình ảnh các chú bộ đội - những người mẹ đặc biệt bón từng thìa cháo, nâng từng bình sữa, tổ chức sinh nhật cho các cháu ngay trong khu cách ly.  

Đặc biệt hơn, khi ta được nghe, được thấy những cư dân nước ngoài: Từ người phụ nữ bình thường, đến các ngài đại sứ các nước Anh, Pháp, Italia... nghẹn ngào, xúc động nói lời từ biệt các y bác sĩ, y tá Việt Nam khi được chữa khỏi bệnh: “Cám ơn Việt Nam! Cám ơn Việt Nam! Thật là may mắn và hạnh phúc khi chúng tôi được sống ở đây trong những ngày này! Nếu ở nước Anh, tôi chưa chắc đã được chụp phổi, được chữa trị để được sống, trở về với gia đình...Cám ơn Việt Nam!”

Thế mới biết: "có qua cơn hoạn nạn mới thấu hiểu lòng nhau" và đúng như câu thơ tác giả đã viết : "Nay trắng, đen mới thực rõ hình hài."

Có ai đó đã viết  "Thơ là tiếng lòng. Lòng không được như vậy mà cố ý vẽ vời lòe loẹt thì không sao có được  ý thơ sinh động".  Đúng thế, thơ là tiếng lòng. Không có lòng yêu mến tự hào dân tộc, không có niềm tin yêu chân thành sâu sắc với Đảng với Chinh Phủ, tác giả không thể viết được bài thơ xúc tích vừa giàu cảm xúc lại vừa có tính chính luận sâu sắc mạnh mẽ đến thế

 

Lời bình của Đặng Văn Quang

Tôi cũng xin góp đôi lời về bài thơ của anh Lưu Văn Quỳnh: "Covid – 19 bé tí ti /Mà làm ngả nghiêng trời đất/Biết bao điều dở hay xấu tốt/Nay trắng đen mới thực rõ hình hài"

Chỉ 4 câu thơ thôi, mà chứa đựng bao điều suy nghĩ  sâu xa. Cái con vi rút bé tí ti kia  đã làm bộc lộ bao điều mà cả loài người phải khiếp sợ, phải cân chỉnh lại trong mối quan hệ ứng xử toàn cầu.

1. Về chính trị. Các quốc gia dân chủ văn minh tự do... sao chết nhiều thế? Đeo khẩu trang là mắc bệnh, là không văn minh, cách ly là vi phạm nhân quyền, có những giáo phái không chịu cách ly, không cho điều trị, bởi như thế là trái với niềm tin tôn giáo... nhà nước phải tôn trọng. Ô hô, mạng người là quan trọng, dân chủ tự do văn minh mà lại gieo rắc cái chết cho mọi người thì thứ dân chủ văn minh kia có đáng không? Tổng thống Mỹ khi nhận chức với thông điệp: Lợi ích của Mỹ, của người dân Mỹ là trên hết, nói như Việt Nam ta là vì dân, nhưng dịch tràn đến có vì dân không? có làm hết mình như Việt Nam không? có canh cho giấc ngủ nhân dân không? có gác lại bao điều hệ trọng để chăm lo sức khỏe toàn dân không? Con vi rút đã làm phát lộ cái hai chữ "vì dân" của các nền chính trị trên thế giới...

2. Về kinh tế. Con vi rút bé tí ti kia đã làm khựng lại và có nguy cơ đóng băng các nền kinh tế, hoạt động sản xuất bị tê liệt vì không có con người tham gia. Tiền không ai vay, bất động sản không ai gõ cửa, xuất nhập khẩu đứng yên cho dù anh có không đánh thuế, dỡ bỏ hàng rào này nọ. Ví như giá dầu về âm rồi vẫn cứ phải tiếp tục bơm lên, tiêu thụ giảm, máy móc xe cộ tàu thuyên không dùng... nhưng cứ phải bơm phải lọc, vì khi tái hoạt động còn tốn kém trong vận hành máy móc...

3. Về xã hội. Trắng đen thực rõ hình hài... nói như lời tác giả. Câu chuyện có một vị quan cách mạng đi từ vùng dịch về khai man, không khai tiếp xúc với bồ nhí và con riêng, khi biết như vậy là nguy cơ là tội lớn đành khai thật. Đúng là có thể dối CÔ VỢ, nhưng không thể dối gian với COOVID. Chân dung lũ quan dối trá bị lật tẩy trắng trơ. Dân gian, dân ngay cũng thế, có những tấm chân tình cảm động, cụ già dành dụm từng bát gạo mớ rau ủng hộ người bị cách ly. Cũng có nhưng kẻ đi xe SH vơ hết quà từ thiện... Nhiều, nhiều nữa, tôi thật khâm phục trước cảm nhận của thầy giáo Lưu Văn Quỳnh bài thơ ngắn, ngắn thôi nhưng bao chuyện đời rộng mở, sức chứa thông tin đầy ắp như một cái đĩa nén thời dịch dã.

Để kết thúc lời bình này, Tui xin góp một bài thơ, đăng một tấm ảnh về người chết vì dịch ở Mỹ để lưu báo làng nhớ một thời khắc cả thế giới đau thương. Và nhớ ơn Đảng, Chính phủ mình đã vì dân mà đất nước được bình yên.

 

TỔ QUỐC TRONG NHỮNG NGÀY CHỐNG DỊCH

 

Ôi tổ quốc tôi dẫu đói cơm nhạt muối

Vân ôm ấp nhau như thuở buổi Tiên Rồng

 Tít trời Tây, Âu Mỹ vẫn ngóng trông

Con Lạc cháu Hồng về tránh dịch đất mẹ.

 

Vẫn còn đó những mảnh đời vất vả

Một nắng hai sương tất tả trên đồng

Nắng lửa, mưa chan, bão lũ long đong

Tình dân tộc vẫn thấm nồng không phai nhạt.

 

Tất cả vì dân đồng lòng cùng hát

Khúc kết đoàn như buổi đánh xâm lăng

Giặc nội xâm, giặc dịch... phá tan hoang

Hãy chung sức chung lòng cùng đất mẹ.

 

Vẫn còn đó những con người lạnh ghẻ

Khi an bình thì ca ngợi trời Tây

Khi bỉ cực thì tất tưởi về đây

Nhưng vẫn chê bai đất cha quê tổ.

 

Bữa cơm đơn sơ, ngủ chưa ấm chỗ

Vẫn giành, vẫn canh giấc ngủ Việt kiều

Vẫn nhẹ nhàng đằm thắm thương yêu

Hãy trân quý những con người vì Tổ quốc.

 

Tôi thương lắm bộ tham mưu chiến dịch

Giấc ngủ không yên bạc trắng mái đầu

Chỉ một tin trốn dịch giữa đêm thâu

Cũng tức tốc họp bàn tác chiến.

 

 

Phương án chỉn chu, thực binh ứng biến

Kịch bản dự phòng, phong tỏa cách ly...

Điều tướng khiển binh điều tra chi ly

Không ngại hiểm nguy dốc lòng cho trận chiến.

 

Thương biết mấy những tấm lòng thánh thiện

Góp của góp công chung sức chung lòng

Chia sẻ cùng đất nước non sông

Cùng Tổ quốc vượt qua ngày hoạn nạn

 

Ta tự hào Tổ quốc ta sánh cùng bè bạn

 Hỏi nơi nào như Tổ quốc tôi không

 Đảng của dân, dân của Đảng đồng lòng

Vì Con Lạc, Cháu Hồng hùng cường lớn mạnh.

Tác giả : Ban biên tập

Bình luận

Bài viết liên quan

Miền cao su thương nhớ...
Những ngày tháng xa nhà
Đuổi bắt bong bóng
Đuổi bắt bong bóng
Vì sao chúng ta viết

Video clip