Logo Footer
Lorem Ipsum
Website title
Cao Lao, Hạ Trạch quê mình. Bốn bề phong cảnh hữu tình nước non. Cao Lao tiền thế đặt tên. Cao trông vời vợi, Lao bền không xiêu

Cần sớm ngăn chặn hiểm họa từ cây mai dương

Tin và ảnh của anh Lưu Văn Lộc về cây mai dương, một loại cây rất nguy hiểm đang tấn công vào quê hương chúng ta cần sớm có các giải pháp loại trừ

Cây mai dương có tên khoa họcMimosa pigra (tên khác: Trinh nữ trâu, Trinh nữ tây, Móc mèo mỹ). Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, là một loài cây bụi, mọc dày đặc, rất nhiều gai cứng và được xem là một trong số những loài cây dại nguy hiểm nhất đối với các vùng đất ngập nước nhiệt đới. Thân cây có chiều dài lên đến 6 m, phân rất nhiều nhánh, trên thân và cành có nhiều gai nhọn. Hạt khi chín có màu nâu hay xanh ô liu. Một cây sản sinh được khoảng 9000 hạt. Hạt nhẹ, có lông, do đó rất dễ phát tán theo gió hay trôi theo dòng nước, có thể giữ sức nẩy mầm đến 20 năm. Cây mai dương xâm nhập vào Việt Nam từ khoảng những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20. Hiện nay, nó đã có mặt khắp nơi trên cả nước, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất của bà con nông dân.

Các nhà khoa học đánh giá mai dương là loài cây rất nguy hại. Từ năm 2000, tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế đã xếp cây mai dương là 1 trong 100 loài sinh vật ngoại lai xâm lấn gây hậu quả nguy hiểm nhất trên thế giới.

Cây mai dương xuất hiện ở Hạ Trạch không biết từ khi nào nhưng đến nay, dọc bờ mương, bờ ruộng, bãi đất trống …cây đã phát triển rất mạnh.

Cây mai dương mọc tại các kênh mương, ao hồ gây cản trở đường nước chảy, chất độc trong lá mirnosin (một loại axit amin) sau phân hủy sẽ tiêu diệt một số loại sinh vật trong nước, làm giảm đi sự đa dạng phong phú của các loài trong hệ sinh thái tự nhiên. Cây mai dương mọc đến đâu thì hệ thực vật ở đó sẽ bị hủy diệt, các loại động vật không dám đến gần, đất đai sẽ cằn cỗi, bạc màu.

Để ngăn chặn sự lây lan của cây mai dương, UBND xã Hạ Trạch cần sớm có biện pháp tiêu diệt, ngăn chặn mối nguy hại này. Hiện nay, do chưa có một loại hóa chất đặc hiệu nào tiêu diệt triệt để cây mai dương nên người nông dân sử dụng phương pháp thủ công là chủ yếu. UBND xã nên tuyên truyền về tác hại của cây mai dương và phát động nhân dân tự giác tiêu diệt: chặt cây trưởng thành, nhổ bỏ cây con, tất cả gom lại đốt đi. Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên và liên tục, kéo dài trong nhiều năm bởi không thể một sớm một chiều mà tiêu diệt hết ngay được.

Nếu không sớm thực hiện, với tốc độ phát triển rất mạnh, cây mai dương đang và sẽ tiếp tục mang lại mối đe dọa nguy hiểm đối với các hệ sinh thái, môi trường, đa dạng sinh học cũng như gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội.

Tác giả đã ghi lại được một số hình ảnh về cây mai dương ở quê nhà trong lần về làng gần đây:

Cây mai dương đã xâm lấn vào tận cổng nhà dân…

Phủ kín 1 căn chòi canh giữ cá

Chen lấn với cây cối của trang trại

Chặn kín dòng chảy của mương thoát nước

…Và mọc xung quanh “cây đa quê hương”

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Video mới nhất

    Nủ ơi, Nủ à

    Hình ảnh mới nhất

    Thư mời đăng tuyển tập hương sắc cao lao tập 4

    Thống kê truy cập

    Hôm nay: 2482

    Trong tuần: 4397

    Trong tháng: 4537

    Tổng số: 11608173

    Đang online: 354