Chữ Hán và câu đối Đình Làng

16:58 - 10/09/2011

Giải nghĩa các câu đối trên cột biểủ Đình Làng của anh Lê Chiêu Chung

 

Luận nghĩa câu đối cổng Đình làng

 

Chữ hán là loại chữ tượng hình, có hàng vạn chữ bao gồm 214 chữ cái (gọi là các bộ thủ) ghép lại, có bộ thủ chỉ 1 nét như bộ nhất, bộ phết, bộ cổn… có bộ tới 17 nét như bộ dược. Cũng như các loại chữ khác, chữ hán có các chữ đồng âm khác chữ, khác nghĩa, đồng nghĩa khác chữ, khác âm. Chữ hán có nhiều kiểu viết như kiểu lệ thư, hành thư, thảo thư, khải thư, thư pháp … có khi viết đủ nét gọi là phồn thế, viết thiếu nét (viết tắt) gọi là giản thế. Câu chữ hán lại không có chấm, phẩy nên khi đọc ngắt câu tuỳ theo ý người đọc, mà ngắt câu khác nhau thì có khi nghĩa diễn lại khác nhau. Thông thường đọc chữ hán và dịch nghĩa phải theo nội dung chính của ngữ cảnh.

 

Câu đối là cách chơi chữ tinh tế và đầy đủ và phải có 2 vế đối nhau (hoặc 2 câu đối nhau), đối chữ tức là vế ra bao nhiêu chữ thì vế đối phải có bấy nhiêu chữ, đối nghĩa tức là nghĩa câu, chữ của 2 vế phải đối nhau như đất đối với trời, sông đối với núi, trong nhà đối với ngoài ngõ…, đối thanh tức chữ theo thứ tự ở câu này có thanh bằng thì chữ tương ứng của câu kia phải là thanh trắc như sơn hà là thanh bằng đối với xã tắc là thanh trắc. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người ta không cần đối thanh toàn bộ các chữ mà chỉ đối chữ và đối nghĩa nhưng chữ cuối cùng của hai câu phải đối thanh nhau, câu có chữ cuối cùng thanh trắc luôn đặt bên tả, câu có chữ cuối cùng thanh bằng đặt bên hữu (Bên tả có nghĩa là bên trái, hữu là bên phải của câu đối, còn đối với người đọc thì ngược lại, câu tả là bên phải, câu hữu là bên trái của người đọc).

 

Trong câu chữ hán nhất là các câu đối ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng, có câu chữ nghĩa rõ ràng nhưng phải hiểu nghĩa khác, phải luận theo ngữ cảnh, hiểu sâu xa mới thấy được sự tinh tuý của chữ hán và sự thâm thuý của người dùng chữ “Nói vậy nhưng không phải vậy”. Đọc chữ hán khảm sành sứ trên cột biểu Đình làng đã khó rồi nhưng luận rõ ý càng khó hơn. Với chút kiến thức của mình, tôi xin thể hiện chữ các câu đối theo thứ tự và diễn nghĩa, có gì thiểu ý mong mọi người chỉ giáo.

 

- Câu thứ tư tại hai mặt phía hàng rào nhưng nay không còn, theo Cao Lao địa chí của cụ Lê Văn Sơn chép lại: “Hương tích vạn thiên niên quan yên dân lạc. Lý thành nhị thập ấp mỹ tục thuần phong. Xin thể hiện chữ Hán như sau:

 

 

Chữ “hương tích”  là quê hương tích tụ, lưu giữ lại, “vạn thiên niên” là 10 triệu năm. Chữ  “lý thành” là thành làng xã, “nhị thập ấp” là 20 xóm, nghĩa là: Quê hương vạn ngàn năm quan yên dân sung sướng, Làng 20 xóm giữ mỹ tục thuần phong. Lời ca ngợi nhưng như là câu khấn (cầu khẩn) mong ước cho quan dân của làng mãi mãi bình yên, hưởng lạc, giữ gìn bản sắc, truyền thống của cha ông.

 

- Câu thứ ba tại mặt ngoài phía đê:

Linh thủy ngoại triều nội nhất hà khê lai hoạt thủy.

Hoành sơn viễn cung cận tam sa phụ tác bình sơn

 

“Linh thủy ngoại triều” nghĩa là bờn ngoài nước thủy triều Linh Giang, “Nội nhất hà khờ” là bờn trong một con húi, “lai hoạt thủy” là nước về vào ra, “Hoành Sơn viễn” Hoành Sơn ở xa, “cung ” là cung cấp (nếu không có bộ nhân đứng là chữ cộng như nhiều người đọc), “cận tam sa phụ” gần 3 cồn cát lớn, “tác bình sơn” là tạo bình phong, “tác” có nghĩa là tạo nên, sáng tác, nếu đọc chữ túc là không đúng, chữ túc (sung túc) viết hoặc lưu lại, tá túc viết 宿không phải chữ trên cột Đình  “sa” cát, cồn cát, phù sa, “phụ” là gò, động, cồn cũng có nghĩa to lớn.

 

Câu đối này như đoạn phú tả cảnh, nghĩa là: Ngoài thủy triều Linh Giang  trong một khe nước chảy vào ra, Xa dãy Hoành Sơn gần 3 cồn cát tạo thành bình phong. Hay ở chỗ chữ thứ hai của câu tả là chữ thủy thì chữ cuối cùng cũng chữ thủy, chữ thứ hai của câu hữu là chữ sơn thì chữ cuối cùng cũng chữ sơn. Khi các cụ viết câu đối này thì chưa có đê như bây giờ, nên đứng ở làng nhìn thấy 3 cồn đất giữa sông Gianh rất rõ là cồn Hác, cồn Soi, cồn Văn Phú thẳng chính giữa minh đường đình làng. Cũng có thể hiểu câu hữu là: Dãy Hoành Sơn ở xa cung cấp 3 dòng phù sa (tam sa) bồi đắp tạo nên cồn Hác làm bình phong trước mặt đình. Minh đường đình làng là nơi tụ thủy, tụ sơn.

 

- Câu thứ hai tại hai mặt quay vào cổng đi:

Lập thị chuẩn trung thượng hạ cổ kim khai vũ miếu.

Vi chi tiêu biểu cao thanh tín mỹ diễm giang sơn.

 

“Lập” nghĩa là đứng, “thị” là tỏ rõ, đích thị, “chuẩn trung” là chính giữa, thượng hạ cổ kim” là trên dưới xưa nay, “khai vũ miếu” là dựng đình làng. Trong câu này nếu đọc “Lập cá chuyển trung…” tôi thấy không đúng, vì chữ cá , hoặc nghĩa là cái, quả, con.., chữ “chuyển” có nghĩa là chuyển đổi, luân chuyển nhưng viết thế này , hoặc không giống nơi cột đình, theo tôi chữ thứ 2 câu này là chữ thị viết theo kiểu dị dạng phồn thể của bộ thị. Có điều tôi không hiểu chữ miếu có bộ nghiễm 广che chữ do , nhưng trên cột đình là bộ nạchche chữ do, chắc ở đây vì chữ miếu có nghĩa là đình làng khác với miếu thờ bình thường nên viết như vậy. “Vi chi” là làm nên, “tiêu biểu” là sự tiêu biểu, chữ biểu có nghĩa là bên ngoài (đối với chữ trung là ở giữa câu tả), cao-thanh-tín-mỹ-diễm là các tính từ tốt đẹp về tiếng tăm, diễm lệ không có từ nào hay hơn, “giang sơn” là sông núi. Câu này có nghĩa là: Xây dựng Đình đứng giữa làng thờ tự từ trên xuống dưới, từ xưa đến nay, Làm nên nét tiêu biểu tiếng tăm lẫy lừng, diễm lệ tô đẹp sông núi.

 

-Câu thứ nhất tại mặt trong phía Đình:

Thiên khai thịnh hội quang cường tỉnh

Địa xuất danh hiền duyệt cổ kim

 

“Thiên khai” là trời mở, “thịnh” là nhiều, to, rực rỡ, “hội” là hội hè, đô hội, quang là sáng, hào quang, “tỉnh” là cái giếng nhưng hiểu là khu dân cư, còn có nghĩa là ruộng tịch điền vua cày hoặc là ngôi sao Tỉnh một trong 28 vì sao sáng nhất trên trời (nhị thập bát tú). “Địa xuất” là đất sinh, “danh hiền” là người hiền tài,“duyệt” nghĩa là từng trải hoặc xem xét quyết định, “cổ kim” là xưa nay, lịch sử. Câu đối này có tính triết lý cao, như một câu sấm khẳng định nhưng rất khó dịch. Nếu hiểu chữ tỉnh là cái giếng có nghĩa bóng là khu dân cư, làng xã, chữ duyệt có nghĩa là từng trải, nghĩa bóng là thời nào cũng có thì dịch như sau: Trời mở ra vùng quê đô hội giàu mạnh, Đất sinh người hiền tài đều có xưa nay.

 

Nhưng nếu hiểu vùng quê này ứng với sao Tỉnh tinh tú trên trời như sao Khuê, sao Rua (cũng trong nhị thập bát tú), hiểu chữ duyệt cổ kim có nghĩa là xem xét, quyết định đến lịch sử thì đất này sẽ sinh ra những con người có tác động đến lịch sử như Nguyễn Trãi hoặc Phan Bá Vành, “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo – Lòng Nguyễn Trãi sáng tựa sao Khuê” , “Trên trời có ông sao Rua, ở làng Minh Giám có vua Ba Vành”. Vì vậy, có thể dịch: Trời mở hội (long vân) sao Tỉnh rực rỡ hào quang, Đất sinh người hiền tài làm nên lịch sử.

 

Nhìn ra minh đường Đình làng, vệt xanh ngoài đê là cồn Hác

 

Ba cồn cát phù sa giữa dòng Linh Giang, nhìn từ cầu Gianh.

Cao Lao Hạ, ngày 09/09/2011                                                                                                                                             

Tác giả : Lê Chiêu Chung

Bình luận

Bài viết liên quan

Ao - Phôốc làng Cao Lao Hạ
Đôi câu đối có sự trùng lặp kỳ diệu
Địa chí làng Cao Lao Hạ - đôi điều góp ý bổ sung
Thơ ca, hò hát dân gian
Hò ru con

Video clip