Có một làng thơ như thế

07:25 - 05/10/2021

Cảm nhận về thơ ca làng Cao Lao Hạ của Thầy giáo Lưu Văn Quỳnh, hiện nghỉ hưu ở Hải Dương

Có một làng thơ như thế

 

CÓ MỘT LÀNG THƠ NHƯ THẾ

     

Dân tộc Việt Nam có truỳền thống yêu thích thơ ca. Nhưng thử hỏi trên dải đất hình chữ S có làng quê nào có những thành tựu thơ ca đặc sắc như làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trach, Bố Trach, Quảng Bình?

Làng quê ấy khí thiêng sông núi của những Kì sơn, Linh thủy, Cửu khúc, Long khê… hun đúc mà sinh thành bao lớp anh tài, tuấn kiệt về thơ ca, nhạc họa.

Từ những năm đâù thế kỷ hai mươi, chàng thanh niên trường Quốc học Huế Lưu Trọng Lư “có làm thơ đâu, chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy”- Hoài Thanh - đã để lại một TIẾNG THU bất hủ vọng mãi với thời gian. Chàng thanh niên ấy cũng là một trong những người tiên phong đấu tranh choThơ mới ra đời. “Mở ra một thời đại mới cho thơ ca dân tộc”- Hoài Thanh.

Làng quê ấy đầu thế kỷ XXI, PGS-NGUT Văn học Lưu Đức Trung lại là một trong những người “khai sơn, phá thạch” đưa hai ku - thể thơ độc đáo của đất nước Phù tang về tỏa hương đất Việt. Cũng là người đầu tiên thành lập CLB haiku Việt ở thành phố Hồ Chí Minh, người đầu tiên  biên soạn chương trình dạy thơ haiku trong trường trung học phổ thông.

Hôm nay, làng quê ấy thế hệ con cháu vẫn tiếp tục phát huy mạch nguồn truyền thống cha ông, tỏa HƯƠNG SẮC tiếng thơ CAO LAO trên khắp mọi miền đất nước. Điều đáng nói là tác giả của những tiếng thơ ấy không chỉ các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức mà cả những người lao động bình thường. Quanh năm vất vả dưới đầm tôm, ao cá. Có khi chân tay mòn vẹt, chai sần trên nương rẫy Tây nguyên. Sao thơ họ mượt mà, tình tứ, giàu cảm xúc và trí tuê đến thế:

“Bảy mươi xuân tình tôi vẫn đắm say

Trái ngọt trên cây vẫn mơ màng muốn nghiêng môi níu

Vẫn rạo rực ngắm trăng xóng xoài trên cành liễu

Vẫn bồi hồi chờ đợi xuân sang”.

 (Xuân bảy mươi  - Lê Chiêu Cường)

 Hay:

“Em là dòng Son kiều diễm

 Hiền hòa tóc xỏa thướt tha

 Sao em cứ bồi hồi đứng đó

 Để anh đợi hoài ở dưới ngã ba.

 

Cha Trường sơn dưỡng dục

Mẹ Phong nha sinh thành

Em là kiệt tác của vỉa Catster tạo hóa

Để muôn đời huyền thoại một dong sông”

(Tình yêu một dòng sông  - Trần Quang Thành)

Tiếng thơ làng Cao Lao không chỉ khoe sắc, toả hương từ các đấng nam nhi. Bao thôn nữ: Lưu Hoa, Lê Mận, Lê Mai, Hồng Tư, Thuý Mơ, Thu Hường…“vội theo chồng bỏ cuộc chơi” quanh năm bươn chải, lo toan tròn phận dâu con vẫn luôn hướng về đất Mẹ Cao Lao. Gửi lòng vào những trang thơ biết bao xúc động, say đắm tâm hồn người đọc:

“Em sẽ về cùng anh

 Về với dòng Gianh đong đầy kỉ niệm

Khẻ hàu, mò cua, vớt rều, bắt cà

Gánh hàng rong chiều bươn bả triền đê”

 (Em sẽ về cùng anh  - Lưu Hoa}

 Và:

Tôi sinh ra trên quê hương làng Hạ

Lấy chồng về bên bến Rào- nan.

 Rào- nan ơi bến nước yêu thương

 Đã ôm ấp tôi từ khi mới đến.

 Cứ chiều chiều ra sông đợi chuyến

Nhìn dòng trôi  lại nhớ Quê nhà.

(Bên bến Rào nan - Trần Thị Hường}

 Thương  nhớ, mong chờ các chị như thấy mình có lỗi mỗi lần lỡ hẹn với quê hương:

“Mấy năm là bao nhiêu

Phải đâu Hà nội…Sài gòn mà khó bề gặp mặt 

Vì cuộc mưu sinh nhiều điều mong mà đâu có được

Nên gần cũng hóa xa vời vợi bấy nhiêu lần

(Tạ lỗi – Nguyễn Thị Hồng Tư)

                        

Điều rất tự hào: Tiếng thơ làng Cao Lao không chỉ kết tinh ở những thể truyền  thống, đậm đà bản sắc Việt Nam. Cả với Haiku, thể loại vốn quen thuộc các bậc trí giả ở chốn thị thành. Vậy mà lần đầu tiên đốm lửa haiku được PGS, NGUT Văn học Lưu Đức Trung nhen nhóm, hướng dẫn cho đám con cháu của quê hương mình trên chuyến xe về làng kỉ niệm năm năm trang Calaoha.com ra đời đã bùng lên mạnh mẽ. Hàng chục người tham gia, hàng trăm bài được sáng tác.

Chưa phải là những Hạijin chuyên nghiệp, không là những GS,TS nhà nghiên cứu chuyên sâu về haiku để có sẵn những quý đề, quý ngữ…Nhưng với cảm quan thiên phú chỉ phút giây bất chợt trước cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống gần gũi, thân quen các hạijin làng Hạ kịp dệt nên những thi phẩm haiku vừa thấm đậm hương vị Phật giáo Thiền tông vừa đậm đà hương sắc Cao Lao:

Trăng xuống sân nhà/ quỳnh nở/ gió trêu hoa (Lê Văn Viên)

Cõi Ta bà/thế à/ miền cực lạc (Lưu Đức Hải)

Đêm trăng/tiếng nước/bóng người nhấp nhô (Lưu Đức Hải)

Người đàn bà/ngồi đan nón/ôm cả vầng trăng (Lưu Trọng Tri)

Lên hòn Thầy Bói/coi đá cõng nhau/tiếng chim “khó khăn khắc phục” (Nguyễn Văn Hùng)

Cánh hoa rơi/cá giật mình/trời xanh rung động  (Lưu Văn Quỳnh)

Nắng đông/bóng hạc ẩn mình/vách đá (Lê Chiêu Phùng)

Dắt nhau lên động/Thiên đường/mở ra (Lê Quang Quý)

Con đê/cứ lở, cứ bồi/dòng đời phù du (Lê Mai)

Đặc biệt anh Lưu Đức Hải- Thủ lĩnh nhóm haiku Làng Hạ trong cuộc thi CLB Việt Tiệp thành phố Hải phòng tổ chức đã giật giải khuyến khích với bài: Bông lúa/ngẩng mặt lúc còn xanh/cúi đầu khi đã chín.

Hôm nay, làng quê ấy đang gồng mình chống chọi kẻ thù vô hình để giữ gìn cuộc sống bình yên khi các làng bên Bắc, Thanh,  Sơn,  Hải…giăc Covid-19 đã bốn bề vây bủa. Nhóm  thơ Haiku làng Cao Lao Hạ vẫn nhiệt tình tham gia cuộc thi do CLB Haiku Việt Hà nội tổ chức.

Mấy chục bài tuyển chọn dự thi rất phong phú về nội dunug, đề tài:  

Có bài tươi mới, trẻ trung: Suối tóc em/tắm mát hồn tôi/tưhơ tình nhảy múa (Lưu Minh Hải); có bài triết lí, suy tư :Cõi Ta bà/ thế à/miền cực lạc (Lưu Đức Hải); Phố rỗng rễnh/tiếng thở dài/vọng về từ khu cách li (Lưu Minh Hải); Covid-19/bé tí ti/ mà ngả nghiênh trời đất (Lưu Văn Quỳnh). Không chỉ phong phú về nội dung, ngôn ngữ và thể loại cũng rất sinh động: Có bài đạt đến sự chuẩn mực của haiku cổ điển: Trăng xuống sân nhà/quỳnh nở/ gió trêu hoa (Lê Văn Viên), nhưng cũng có bài rất mở, phóng túng, tự do, độc đáo đến bất ngờ: Giọt/  giọt/ rơi (Lưu Đức Hải)  

 Có được một làng thơ như thế.  Tự hào và đáng yêu biết mấy Hương sắc tiếng thơ làng Cao Lao Hạ

Tin rằng trong cuộc thi sẽ có bài được giải. Chí ít cũng được giải trong sự mến mộ của bạn đọc khắp nơi  Như lời nhà thơ Đinh Nhật Hạnh, Chủ nhiệm CLB Haiku Hà nôị đã đề tặng: “Haiku làng Cao Lao Hạ thật độc đáo trong thế giới Haiku”../.

 Hải Dương, ngày 1/10/ 2021

Tác giả: Lưu Văn Quỳnh

 

 

Bình luận

Bài viết liên quan

Ở quê gã…
Đâu rồi khói tết ngày xưa
Nhẩn nha ngồi nhớ tết xưa
Tản mạn về chuyện cây rơm
Ký ức Vực Sanh

Video clip