Đình Làng Cao Lao Hạ ngày này năm xưa

21:32 - 18/03/2011

Đình làng Cao Lao Hạ biểu tượng cho sức mạnh của cả cộng đồng Làng.

 

Lời Ban Biên tập: Tuy chưa một lần đến Cao Lao Hạ, nhưng 2 anh Lê Hông Vệ và Lương Duy Hiếu đã gắn bó với quê hương Cao Lao từ những ngày sơ khai trang caolaoha.com đến nay. Anh Lương Duy Hiếu cùng tổ kỹ thuật vừa cho ra đời phiên bản mới "Diễn Đàn Cao Lao Hạ", tiên tiến nhất hiện nay. Anh Lê Hồng Vệ, một nhà văn hóa cũng đã âm thầm thu lượm thông tin để cho ra mắt một bài viết  đày tính văn hóa về Đình Làng Cao Lao Hạ. Thay mặt công đồng caolaoha.com, xin chân thành cám ơn 2 Anh. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của anh Lê Hồng Vệ

 

 

ĐÌNH CAO LAO HẠ NGÀY NÀY NĂM XƯA

  

Trong thời khắc bản lề xã hội chuyển mình để bước vào cuộc sống mới, nhận thức mới. Để lại đằng sau lưng những vất vả, những khó khăn mà thiên nhiên đã nổi cơn thịnh nộ cho người đời nếm trải. Cùng với những đổi mới của đất nước hôm nay, người Cao Lao Hạ đang dần thay đổi từ tư duy cho đến việc làm, từ gia đình cho đến ra ngoài xã hội. Cái nôi cốt lõi văn hóa, của cả cộng đồng làng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự kiện trọng đại của toàn dân đang dần đi đến đích trong niềm hân hoan đồng thuận của cả cộng đồng.

 

Trên cơ sở các yếu tố và đặc điểm tạo nên những giá trị căn bản, mà không ít người cho rằng: Cao Lao Hạ có được Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Tôi xin được mạo muội đặt vấn đề của bài viết, liên quan đến công tác di sản và văn hóa, nhân sự kiện văn hóa, chính trị chuẩn bị diễn ra trên quê hương Cao Lao Hạ anh hùng.

 

Đình làng Đình làng Cao Lao Hạ nằm trong vùng khí hậu Quảng Bình. Khu vực khí hậu 2 mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Và được phân chia thành 2 mùa rõ rõ rệt:

 

– Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 9 ÂL. Vùng chịu ảnh hưởng gay gắt khí hậu gió Lào. Hướng gió chính là Tây Nam, và cũng chính vào giai đoạn này, thường chịu gió bão trực tiếp từ hướng Đông đông Bắc cấp 7 đến cấp 12.

– Mùa lạnh: Là từ tháng 11 đến hết tháng 3 ÂL năm sau. Về giai đoạn này Cao Lao Hạ thường có khí hậu rét lạnh và mưa phùn. Hướng gió chính là Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 24 -27oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 33oC - Tháng thấp nhất là 14oC. Độ ẩm trung bình trong năm là 82%. Cao nhất là 86% và thấp nhất là 18%. Lượng mưa trung bình hàng năm chừng 1.400 - 1.700mm.

 
Chưa có tài liệu ghi chép công bố chính thức, nhưng theo truyền ngôn thì năm Minh Mạng thứ 3 (1882), làng đã tôn tạo Đình lần thứ nhất, đến năm Bảo Đại thứ 16 (1941), Đình làng được tôn tạo lại lần thứ hai, vầ đến những năm 60 của thế kỷ 19,  Đình chỉ còn lại trong ký ức.

 

Đứng trước mái đình làng uy nghi, cổ kính đã được toàn dân phục dựng lại hôm nay. Bồi hồi nhớ về hơn 40 năm đã qua, Thế hệ các Cụ, các Chú, các Anh mãi mãi không quên ngày ấy, ngày mà đế quốc Mỹ đã “Rải thảm” xuống miền Bắc Việt Nam, trong đó có quê nhà Cao Lao. Chúng đã cướp đi mạng sống của bao người dân vô tội. Cũng như bao đình làng khác trong vùng, Đình làng Cao Lao đã một thời thể hiện cho sức mạnh của cả cộng đồng làng. Nó đã đánh dấu từng bước phát triển về mọi phương diện xã hội. Tại đình cũ, tình đoàn kết thương yêu của cả cộng đồng dân cư được phô diễn mạnh mẽ hơn bao giờ hết, khi có thiên tai, địch họa ập đến với dân làng. Trải qua 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của cả dân tộc, đình làng đã chứng kiến bao sự kiện chính trị trọng đại của quê hương, là nơi tập trung động viên con em lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Sạch bóng quân thù rồi, cũng chính tại nơi này đã chan hòa nước mắt ngày ra đi không trở lại, của những người con mãi mãi lỡ hẹn với quê hương trong ngày vui thống nhất.

 

Phương diện xã hội là vậy. Khi ta nhắc đến mái đình xưa, là cả bao ký ức đẹp đẽ sống dậy trong mỗi con người. Vậy làm sao để mái đình cũ, có lại được sức sống mới, sức sống tinh thần cho thế hệ trước và cho cả thế hệ sau. Việc kế thừa di sản cha ông để lại, có phù hợp với điều kiện thổ địa, khí hậu, cuộc sống mới khi mà con cháu ngày một đông đủ hơn. Những điều kiện tất yếu có bị chi phối khi hình thành những nhận thức căn bản, để mái đình làng không những là di sản của hôm nay mà còn mãi mãi cho thế hệ con cháu sau này.

 

Sau khi được tiếp cận những công đoạn mà Caolaoha.com đăng tải. Với nhiều tấm lòng hướng về quê hương, là người làm công tác di sản văn hóa. Tôi nhận thức được rằng. Việc chính quyền và nhân dân Cao Lao Hạ đã phục dựng được ngôi Đình làng cũ, đã thể hiện được vùng đất giàu văn hóa truyền thống, làng quê có nhiều bản sắc đặc thù. Nó đã thể hiện được tình đoàn kết, mà trong chức năng xã hội cao nhất của Di sản và văn hóa đối với cộng đồng thừa hưởng. Là liên kết được tính tôn giáo về tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán của cộng đồng làng xã, đem lại niềm vui và hạnh phúc trong các thiết chế chính trị và xã hội, sự hài hòa nội tâm, sự nhận thức và giáo dục đạo đức.

 

Về kết cấu của kiến trúc. Rõ ràng về mặt tổng quan. Đình Cao Lao Hạ đã đi theo lối kiến trúc, ảnh hưởng của vùng miền Trung bộ theo phong cách Triều Nguyễn. Các họa tiết mô phỏng theo chiều sâu văn hóa dân gian, phương pháp tạo hình trang trí diễn đạt theo ngôn ngữ cẩn sành sứ. Đình làng của Việt nam được xuất hiện vào thời kỳ phong kiến. Chế độ cũ dùng Thần quyền để củng cố Vương quyền, nên ngoài yếu tố tín ngưỡng, đình làng dần trở thành một cơ sở văn hóa phức thể. Ngoài việc chính yếu thờ thành hoàng làng và các vị hậu thần, có công lao chống giặc dã, mở rộng bờ cõi và che chở cho dân sinh.

 

Ngày nay đình làng còn tham dự nhiều phương diện sinh hoạt xã hội, con cháu ngày một đông đúc. Cuộc sống tinh thần dần được cải tiến. Để đáp ứng với nhu cầu thực tế. Bất cứ nơi đâu đình làng cũng được phục dựng to tát, vững chải, và trở thành trung tâm quan trọng về cấu trúc xã hội. Quy tụ  mọi sinh hoạt văn hóa của cả cộng đồng. Âu cũng là quy luật hiển nhiên.

 

Còn khoảng một tháng nữa thôi, trên bản đồ Quảng bình, về hệ thống di tích đã được xếp hạng và chưa xếp hạng, Đình làng Cao Lao Hạ sẽ được biết đến. Nó không những nói lên niềm tự hào kiêu hãnh của cả cộng đồng Cao Lao, mà còn tạo nên nền tảng, phong cách kiến trúc cũ một thời, để cho các làng bạn chiêm vọng. Nó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng quê đã mai một. Một lời cám ơn chân thành đến 24 họ tộc; chân thành cám ơn đến chính quyền và nhân dân đã quyết tâm xây dựng. Mãi mãi ghi nhớ công sức cả vật chất lẫn tinh thần của con em Cao Lao Hạ ở quê và xa quê.

 

Hà Nội Quý Xuân

Tác giả : Lê Hồng Vệ

Bình luận

Bài viết liên quan

Bàn về tên xã mới khi sát nhập 2 xã Hạ Trạch và Mỹ Trạch
Khu dân cư Thôn 3 dự thi tuyến đường nông thôn mới
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Những mẩu chuyện nhà nông
Làng Cao Lao Hạ quê mình

Video clip