Đôi điều suy ngẫm về xứ sở Kim Chi

07:59 - 01/08/2019

Suy ngẫm của anh Lê Chiêu Phùng về đất nước Hàn Quốc 

Đôi điều suy ngẫm về xứ sở Kim Chi

(Ảnh: Tác giả Lê Chiêu Phùng dưới tháp Truyền hình Nam San)

 

ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM VỀ XỨ SỞ KIM CHI

                                                                           

Máy bay của Hãng hàng không Bamboo Airuays từ từ hạ độ cao, sân bay Quốc tế đảo JEJU- HÀN QUỐC hiện dần trong màn sương dày đặc…JEJU là hòn đảo lớn nhất của Hàn Quốc có diện tích gần 1.800 km2, rừng và đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên với 650 ngàn người sinh sống. Đảo JEJU được phủ một màu xanh bạt ngàn của rừng và đá màu đen bao quanh do hậu quả của những trận núi lửa để lại.

Đảo JEJU trước đây rất nghèo nhưng nhờ chính sách mở cửa và được hưởng chế độ tự trị đặc biệt của Hàn Quốc nên sớm khoác lên mình bộ áo mới và trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu của Hàn Quốc. Đặc biệt, sau hai bộ phim nổi tiếng “Bản tình ca mùa đông” và “Nàng Dae Chang Kum” được dàn dựng tại đây càng thu hút khách du lịch trên Thế giới đến với hòn đảo xinh đẹp này. Năm 2011, đảo JEJU được UNESCO công nhận Di sản Thế giới bởi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như làng cổ Chê Chu, ghềnh đá đĩa tổ ông, Công viên Ôc Blen, con đường ma quái, núi Nõa Sơn…JEJU phát triển khá mạnh về du lịch, đánh bắt cá, rừng và trồng cỏ chăn nuôi ngựa. Món ăn nổi tiếng tại đảo JEJU nói riêng, Hàn Quốc nói chung vẫn là Kim chi. Theo cô Lee Ha Yhong người Hàn gốc Việt hướng dẫn viên Công ty lữ hành JEJU thì Hàn Quốc có tới 250 lại Kim chi và các món ăn như thịt lợn nướng, thịt hầm, các món ăn nhanh như kimbab, cơm trộn, thịt cuộn trong lớp rong biển…là những món ăn đặc trưng mang nét truyền thống vẫn được duy trì. Theo chân hướng dẫn viên du lịch, chúng tôi đến làng cổ Chê Chu. Ngôi làng cổ này hiện còn 499 gia đình với gần 1.800 người sinh sống nay đã “chuyển nghề” thành làng du lịch Chê Chu. Những sản vật đặc trưng như mật ong, cao linh chi, cao xương ngựa…vẫn được trưng bày tại các quày hàng lưu niệm. Ngựa thì ở đâu cũng có, tuy nhiên loài ngựa lùn gốc Mông Cổ thì chỉ duy trì và phát triển được trên đảo JEJU.Cao xương ngựa lùn là sản phẩm quý hiếm nên chính quyền đảo JEJU đã dành một số diện tích khá lớn để trồng cỏ phát triển chăn nuôi loài ngựa quý hiếm này…

Nói đến SEOUL là nói đến thành phố sầm uất, hiện đại với hệ thống Cung Điện hàng trăm năm tuổi, những tòa nhà cao ốc, khách sạn chọc trời, công viên Olempic, cầu sông Hàn, các khu vườn sinh thái, bảo tàng lịch sử, tháp Truyền hình Nam San cao nhất Đông bắc Á….Cung Điện DeoKsu Gung là một trong 4 Cung Điện lớn của SEOUL (còn gọi là Cung điện Đức Hạnh Thọ) dành cho Hoàng tộc xưa vẫn giữ được nét cổ kính và kiến trúc độc đáo nhất Châu Á luôn tấp nập khách vào ra. Cung Điện được tổ chức UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới năm 1997. Dân số SEOUL có gần 11 triệu người chiếm gần ¼ dân số xứ Kim chi mà có trên 13 triệu xe ô tô các loại. Mặc dù hạ tầng giao thông, tàu điện ngầm, tàu điện trên không, hệ thống xe bus…được đầu tư cơ bản nhưng do lượng ô tô cá nhân phát triển quá nhiều nên thường xuyên xẩy ra tắc đường nhất là vào giờ cao điểm. Từ trên tháp Truyền hình Nam San nhìn được toàn cảnh thủ đô SEOUL. Hàn Quốc không chỉ giàu, đẹp mà người Hàn Quốc rất lịch sử, văn minh, đặc biệt môi trường sống rất trong sạch.

Cung Điện DeoKsu Gung

Hán Giang, con sông dài nhất Hàn Quốc với trên 350 km bắt nguồn từ biên giới Trung- Triều chạy qua giữa lòng Thủ đô SEOUL. Có 38 cây cầu bắc qua sông, nhờ hệ thống cầu này mà giảm đáng kể nạn ách tắc giao thông. Điều đáng nói là, tuy ô tô nhiều nhưng trật tự giao thông khá tốt, trên đường không nghe tiếng còi, xe chạy đêm không bật pha chỉ chỉ dùng đèn cốt. Tất cả các tuyến đường không có đèn điện trang trí, đèn chiếu sáng đường cũng chỉ dùng bóng rất nhỏ. Người Hàn Quốc rất tiết kiệm, không lãng phí nhất là trong sinh hoạt hàng ngày. Vào nhà hàng, khách tự giác lấy đồ ăn theo khẩu vị và sợ thích của mình. Bên cạnh phòng ăn có dàn đựng dụng cụ và thùng rác dùng cho khách tự phân loại đồ thừa trước khi rời khỏi phòng ăn. Người Hàn không dùng tăm tre, đủa tre…họ cho rằng những thứ này dùng lâu bị mốc gây bệnh ung thư nên họ sản xuất bát đũa inox, tăm bằng bột ngô và tuyệt nhiên không hút thuốc lá, không xả rác nơi công cộng. Các quày hàng giới thiệu sản phẩm như nấm kim chi, dầu thông đỏ, thuốc chống đột quỵ (an cung ngưu), kem dưỡng da, sản phẩm may mặc, thuộc da, dày dép…được bày bán khắp nơi nhất là tại các khu phố dành cho người đi bộ. Cùng với phát triển ngành du lịch, Hàn Quốc đầu tư khá mạnh các ngành hàng điện tử, ô tô, máy móc, hóa dầu, kinh tế biển…Tính đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đạt trên 37 ngàn USD/người/năm và cũng là một trong những nước đảm bảo phúc lợi cho người dân tốt nhất Thế giới… Cô Lee Ha Yhong tâm sự: “Việt Nam tuy còn nghèo nhưng người Hàn rất thích đi Việt Nam bởi Việt Nam không chỉ nhiều danh lam thắng cảnh mà người Việt khá thân thiện và có nhiều nét văn hóa tương đồng với Hàn Quốc…”.

Đảo NAMI nằm giữa khu vực sông Bắc Hàn, cùng với vườn bách thảo, bách thú, các khu vui chơi giải trí…là những hàng cây bạch dương, anh đào…thẳng tắp. Điều khá độc đáo là đảo NAMI không có dân sinh sống, chỉ có nhà hàng, khách sạn, dịch vụ. Cùng với hệ thống vui chơi, giải trí được bố trí khá bài bản. Hòn đảo xinh đẹp này như một bức tranh lãng mạn, thơ mộng, là địa chỉ ao ước của du khách gần xa mỗi lần được đặt chân đến; tận mắt chiêm ngưỡng sắc đẹp lung linh của đảo NAMI cũng như cặp diễn viên nổi tiếng Bae Jong Joon và Choi Ji Woa qua bộ phim “Bản tình ca mùa đông” được tạc tượng dựng tại trung tâm đảo ngọc này…

 “Hàn Quốc là một trong năm con rồng Châu Á quả không sai. Tuy nhiên tiềm năng du lịch của họ chưa hơn ta, các điểm tham quan không nhiều, thậm chí không đẹp như ở Việt Nam nhưng vì sao khách du lịch cứ đua nhau đến. Phải chăng, ngoài kinh tế phát triển mạnh như công nghiệp nặng, công nghiệp tiêu dùng, nông nghiệp chất lượng cao…thì công tác quản lý, bảo vệ di tích, quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường, nhất là quản lý an toàn thực phẩm của bạn chuyên nghiệp hơn ta ?”, đó là lời tâm sự của anh Nguyễn Văn Hòa thành viên trong đoàn và cũng là những điều đáng suy ngẫm của mọi người nhất là những người làm công tác du lịch của ta hiện nay.

Tác giả : Lê Chiêu Phùng

Bình luận

Bài viết liên quan

Miền cao su thương nhớ...
Những ngày tháng xa nhà
Đuổi bắt bong bóng
Đuổi bắt bong bóng
Vì sao chúng ta viết

Video clip