Hàn Mặc Tử

09:10 - 04/06/2015

Lời giới thiệu nhà thơ Hàn Mặc Tử của anh Lê Chiêu Chung

 

Đứng trên cầu Nhật Lệ nhìn ra cửa biển, phía bên phải là làng Mỹ Cảnh xã Bảo Ninh có Khu du lịch 4 sao đầu tiên của Đồng Hới, bên phải là phường Đồng Mỹ có Nhà thờ Tam Tòa được công nhận là Di tích lịch sử ghi dấu tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ. Phường Đồng Mỹ xưa kia chính là làng Lệ Mỹ, nơi sinh ra nhà thơ đầy tài hoa mà bạc mệnh HÀN MẠC TỬ.

 

 

 

Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng HớiQuảng Bình trong một gia đình theo đạo Thiên chúa, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.

 

 

Cuộc đời Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ BÌNH: sinh tại Quảng Bình, làm báo

 

Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định.

 

Nguyễn Trọng Trí làm thơ từ năm mười sáu tuổi lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh. Đến năm 1936, khi chủ trương ra phụ trương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử, "Hàn Mạc Tử     " nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh. Một người bạn vẽ thêm Mặt Trăng khuyết trên chữ Mạc cho bớt lạnh lẽo thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử    có nghĩa là "chàng trai bút nghiên".

 

 

Sau này ông đổi tên thành Hàn Mặc Tử nhưng người đời vẫn gọi ông với cái tên thương cảm HÀN MẠC TỬ.

 

Mặc dù chỉ được hưởng dương trần 28 tuổi, nhưng Hàn Mạc Tử đã để lại một khối lượng thi ca khá nhiều, trong đó có nhiều bài hay, có bài được chọn in sách giáo khoa để giảng dạy như bài “Đây thôn vĩ dạ”, “Mùa xuân chín”, “Những giọt lệ”.

 

Trước tác để lại của ông gồm:

 

- Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật);

- Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời);

- Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên);

- Xuân như ý;

- Thượng Thanh Khí;

- Cẩm Châu Duyên

- Duyên kỳ ngộ (kịch thơ);

- Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang);

- Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ và văn xuôi).

 

    

 

Ông ra đi khi tài năng đang phát triển vì căn bệnh hiểm nghèo mà thời đó Y học chưa chữa được – Bệnh phong cùi. Một căn bệnh thường hành hạ nạn nhân khi trăng lên, vì vậy ta thường thấy trăng trong thơ ông và ông cũng rao bán Trăng.

 

"Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề”.

 

  

 

Một nhà nghiên cứu văn hóa nói với tôi rằng: Đất Đồng Hới quay mặt về biển Đông, trước mặt có Cồn cát Bão Ninh (Tiền chu tước – sẻ đỏ), sau lưng có dãy Trường Sơn (Hậu huyền vũ - rùa đen), bên phải có sông Lệ Kỳ (Hữu thanh long –rồng xanh), bên trái có động cát Hải Thành (Tả bạch hổ -hổ trắng). Tuy Đồng Hới có đầy đủ Tứ Linh nhưng thế bị ngược (đúng phải là Tả thanh long - Hữu bạch hổ) nên phong thủy không tốt lắm. Vì vậy, Đồng Hới hiếm có người kiệt xuất, thọ toàn.

 

Nhà thờ Tam Tòa ngày nay đã trở thành chứng tích tội ác chiến tranh, con đường đối diện với Nhà thờ được đặt tên đường Hàn Mạc Tử, hàng ngày có rất nhiều du khách đến Đồng Hới, đi vãn cảnh, chụp ảnh lưu niệm trước phế tích Nhà thờ Tam Tòa. Có mấy ai biết rằng, nơi đây đã từng làm lễ rửa tội, đặt tên, ban phúc cho một nhà thơ nổi tiếng của Quảng Bình.

 

Trong dịp đi Miền Nam, tôi đã đề nghị đoàn công tác ghé thăm mộ của Nhà thơ quê hương ở Ghềnh Ráng, Bình Định. Ai cũng đồng tình.

 

Trước mộ, tôi đọc cho mọi người nghe khổ thơ cuối của bài “Mùa xuân chín” thể hiện nỗi nhớ quê hương, nhớ con người và cái nắng “chang chang” Quảng Bình của thi sĩ.

 

“… Khách xa gặp lúc mùa xuân chín

Lòng TRÍ bâng khâng sực nhớ làng

Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”./.

 

Tháng 5/2015.

Tác giả : Lê Chiêu Chung

Bình luận

Bài viết liên quan

Miền cao su thương nhớ...
Những ngày tháng xa nhà
Đuổi bắt bong bóng
Đuổi bắt bong bóng
Vì sao chúng ta viết

Video clip