Không đơn giản khi mưu sinh trên đất khách

07:55 - 06/11/2018

Ghi chép của anh Nguyễn Xuân Văn về những điều không đơn giản mà con em làng Cao Lao Hạ đang phải đối mặt khi mưu sinh trên đất khách

 

Xa quê hương để đến với đất khách làm ăn sinh sống có muôn vàn lý do: Có thể do điều động phân công trong thời kỳ quá độ; cũng có thể là sự thôi thúc ra đi tìm cơ hội làm giàu bằng sức lao động của chính mình hoặc suy nghĩ đơn giản hơn chỉ là  xếp lại công việc đồng áng đi tìm việc mới nhằm tích lũy giúp đỡ gia đình, để dành chút vốn liếng sau này trở về quê nhà sinh sống.

 

Làng Cao Lao thuộc miền Trung đầy nắng gió, điều kiện tự nhiên không được thuận lợi, khó đa dạng sinh kế nên đa số kinh tế của gia đình còn khó khăn thiếu thốn. Diện tích tự nhiên không rộng lắm nhưng dân số thì không ngừng tăng. Cũng từng ấy ruộng vườn nhưng phần cho người canh tác nuôi trồng ngày cang ít lại gây sức ép cho việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Chính vì thế, một bộ phận thanh niên, những người mới lập gia đình hoặc có con cái đang nhỏ cố gắng tìm những con đường lập nghiệp khác. Các bạn nam nữ sinh viên các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường nghề cũng ý thức được vấn đề này nên đại đa số khi ra trường đều ở lại để tìm cơ hội nghề nghiệp. Hơn thế nữa, người Cao Lao vốn chịu thương chịu khó, ham tìm tòi học hỏi, có chí vươn lên trong việc tiếp cận cuộc sống mới tại các vùng kinh tế trọng điểm có tiềm năng phát triển.

 

Người Cao Lao vào các tỉnh phía Nam trước thời kỳ đất nước mở cửa không nhiều. Số bà con này chủ yếu là công chức nhà nước, lực lượng vũ trang (bộ đội, công an) được cơ quan điều động theo yêu cầu công tác. Khi ổn định công việc, họ hợp lý hóa giá đình, đưa vợ (hoặc chồng), con các, bà con thân thích cùng vào sinh sống. Nhìn chung, số bà con này có điều kiện ổn định cả về kinh tế và nghề nghiệp hơn hẳn so với bà con anh em vào Nam sau thời kỳ đổi mới.

 

Đất nước mở cửa, cơ hội việc làm, điều kiện giao thương càng rộng mở đối với tất cả mọi người, với những ai có ý chí và quyết tâm trong tìm kiếm việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình và làm giàu cho bản thân. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một địa chỉ mà người miền Trung nói chung và người Cao Lao lựa chọn làm nơi sinh sống, lập nghiệp. Tâm lý chung của những người mới xa quê thường tìm đến bà con thân thích, anh em bạn bè đồng hương làm chỗ dựa ban đầu. Với tinh thần “ người đi trước rước người đi sau”, thông qua đó cũng để tìm hiểu môi trường mới, công việc mới và đón nhận sự giúp đỡ ban đầu, né tránh những cảm bẫy rũi ro có thể xảy ra.

 

Cái khó đầu tiên có thể nói đó là tiếng Hạ (chất giọng). Đôi lúc nó cũng gây ra những phiền toái trong giao tiếp, về cách nhìn nhận và sự thích nghi với người bản địa để vươn lên tiếp cận các nguồn lực từ bên ngoài. Một số người họ cũng chọn từ ngữ, chất giọng phổ thông hoặc “đá” tiếng địa phương để thuận lợi cho quá trình tìm kiếm công ăn việc làm, giao tiếp chốn công sở và tạo mối quan hệ đa dạng với nhiều nhóm, nhiều vùng miền khác nhau. Sự lựa chọn này là hết sức cần thiết nhằm tạo diều kiện cho công việc, sinh hoạt hàng ngày. Một thực tế là sự phân biệt vùng miền không phải là ít từ công chức, viên chức cũng như người lao động nói chung vẫn tồn tại mà sự nhận diện đầu tiên đó chính là giọng nói. Cũng xuất phát từ giọng nói và một số cách ứng xử chưa phù hợp làm cho bộ phận nhỏ cư dân địa phương, “dân phố”  phân biệt đối xử về con người, văn hóa vùng miền. Nói như thế không có nghĩa là họ không nhân thấy những mặt tích cực, sự đóng góp của người lao động nhập cư cho sự phát triển kinh tế, sự đa dạng trong sinh hoạt văn hóa đời thường của người nhập cư. Tuy nhiên, yếu tố truyền thống về văn hóa làng xã, truyền thống gia đình vẫn được lưu giữ từ việc thờ cúng, lễ nghĩa hay cách nấu nướng. Chất giọng của các thành viên trong các gia đình có thể khác nhau do cá nhân lựa chọn để thích nghi hoặc do được sinh ra, lớn lên và được tiếp xúc từ nhỏ nhưng nó cũng làm cho bản lĩnh tính cách của người Cao Lao mềm dẻo và linh hoạt hơn trong giao tiếp ứng xử với mọi người. Có người đã nói; “Mỗi dịp gặp nhau, bà con anh em trò chuyện bằng ngôn ngữ Cao Lao cho nó “sướng”, ai mất tiếng “kẻ Hạ” coi như mất góc. Quan điểm này cũng có cái hay thể hiển cái gì đó bất biến và lấy đó làm dấu hiệu nhận diện người quê mình. Mặt tích cực của nó là giúp gìn giữ được nhưng yếu tố gốc trong bản sắc văn hóa và con người Cao Lao.

 

 

Bà con cô bác, anh chị em và con cháu gặp mặt tại chùa Cao Lao Tự

 

“Dân quê lên tỉnh” ai cũng gặp không ít khó khăn, từ giọng nói, lối sống, sinh hoạt ứng xử … từ nhũng ngọn đèn đường xanh đỏ cũng lo sợ mỗi khi sang đường chứ chưa nói đến tìm công việc mưu sinh. May mắn có người giúp đỡ, tìm được công việc phù hợp, công ty và ông chủ tử tế thương người thì được nhờ. Người lại, có người phải tìm kiếm nhiều nơi, thây đổi nhiều công ty mới chọn được công việc phù hợp hoặc gặp ông chủ hay la mắng văng tục, đồng lương khiêm tốn thì khi nhận đồng tiền cũng thất cay cay con mắt. Tuy điều kiện và năng lực của mỗi người họ đều tìm kiếm được công việc để làm và có nguồn thu nhập “ nhỉnh” hơn so với việc đồng áng ở quê nhà. Trước đây, công việc đồng áng thường có câu “một nắng hai sương” để nói để nói lên sự vất vả của các bật cha làm mẹ nuôi con. Đối với một số anh chị em vào làm các công ty xí nghiệp cũng vất vả không kém. Chị N.T.L làm công nhân may tại công ty Duy Hưng – KCN Sóng Thần, Bình Dương tậm sự: “Ở nhà thì bán mặt vho đất, bán lưng cho trời, vào đây làm có đôi chút đồng lương nhưng cũng vất vả lắm anh ạ. Có “hai sương” nhưng không có “một nắng”, đôi khi cả tuần em không chộ mặt troiwd, bởi sáng đi làm thì mặt trời chưa mọc, tan ca thì trời đã tối”. Ruộng vườn không nhiều, con cái đang còn tuổi ăn tuổi học nên Chị N.T.L xin phép chồng con một mình vào đây làm công nhân kiếm tiền gửi về nuôi con, sữa sang lại nhà cửa. Bạn L.T.H, kế toán tại một công ty, lương cũng kha khá nhưng ngoiaf công việc kế toán, bạn L.T.H cùng với bạn bè thuê đất đầu tư trồng rau sạch cung cấp cho các siêu thị và các sạp hàng rau uy tín. Khi được hỏi, bạ L.T.H vui vẻ nói: “Trồng rau, tăng gia sản xuất không chỉ là để kiếm thêm thu nhập, hổ trợ gia đình mà đó còn là sự đam mê, là chất của con em nông dân làng Cao Lao quê mình đó anh”. Một số bà con có khả năng nghề nghiệp, tự tin hơn thì buôn bán, lập công ty để sản xuất kinh doanh và mua bán. Với nhiều ngành nghề từ khách sạn nhà nghỉ, cơ khí, sắt thép, vận tải, điện nước, nước uống tinh khiết, giết mổ buôn bán giá súc gia cầm, rau quả … nhưng mọi người đều cố gắng bươn chải, vượt khó vươn lên để làm giàu chính đáng cho mình.

 

 

 

Bạn T.T.H với vườn rau sạch tại TX Tân Uyên, Bình Dương.

 

Từng bước thích nghi với môi trường mới, công việc mới, các mối quan hệ mới cũ đam xen thì người nhập cư cũng từng bước ổn định cuộc sống trên đất khách. Nhiều người tích góp, tiết kiệm và mua được nhà được xe, hỗ trợ một phần cho người thân ở quê. Bên cạnh đó, không ít người kinh tế khó khăn, vì áp lực mưu sinh khiến họ phải tìm đến những khu vực có nhiều nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp, chấp nhận điều kiện sống tạm bợ, thiếu thốn, làm những công việc vất vả, nhẫn nhục bỏ qua những bất công để đổi lấy những mong mỏi đơn sơ nhất đó là bữa cơm đủ no, manh áo đủ ấm, con em được đến lớp … Đơn thuần chỉ làm công hưởng lương nên thu nhập khiêm tốn hơn, không có và cũng khó để ở lại lâu dài nên đời sống sinh hoạt cũng rất tạm bợ, khó khăn vất vả với bao bộn bề lo toan. Nơi ăn chốn ở gói gọn trong căn phòng trọ hơn 10m2. Trang thiết bị, tiện nghi cũng được đơn gian hóa vừa đỡ tốn kém vừa tiết kiệm không gian sống. Về thế nên họ chủ yếu trang bị các vật dụng thật sự cần thiết để phục vụ nhu cầu sống thường ngày như một ít bát đĩa soong nồi, nồi cơm điện, bếp gas mini, quạt gió. Phòng trọ nào có tivi màn hình phẳng được coi như là xa xỉ. Điệp khúc sáng vào công ty, tối đi về phòng trọ, làm việc như cái máy nên đôi lúc họ cũng thấy cuộc sống có phần nặng nề và nhàm chán. Những ngày được nghỉ hoặc ngày chủ nhật nếu không tăng ca thì cũng ở nhà chứ ít đi chơi, vừa đỡ tốn tiền vừa có thời gian nghỉ lấy sức ngày mai “ chiến đấu”. Nếu xài thoải mái quá thì lấy tiền đâu để dành dụm nuôi con, hỗ trợ gia đình và sữa sang nhà cửa ở quê. Không riêng gì chi em mà cánh đàn ông cũng phải tự lo cơm nước, đi chợ mua bó rau, lạng thịt hay con cá, cuxnng “hăng say” thăm dò trả giá cho phù hợp với túi tiền của mình. Chưa đến ngày tháng nhận lương đã lo bao nhiêu thứ tiền, tiền điện, tiền nước, tiền rác, tiền nợ rau quả đồ ăn mì gói … Ai cũng biết đầu tư cho con ăn học không chỉ là kinh tế lâu dài mà đó còn là đạo đức, là danh dự, là trách nhiệm. Có thể chấp nhận đói, nghèo, thậm chí nhịn ăn nhịn mặc để cho con đi ăn học. Nếu không thể cho con ăn học cho bằng bạn bằng bè thì đólà một cái lỗi mà cả đời người làm cha, làm mẹ sẽ áy náy, đau khổ vô cùng. Đây cũng là một lý do mà một số gia đình cho vợ hoặc chồng vào Nam làm việc kiếm thêm thu nhập giải quyết khó khăn nên đành gửi lại con ở quê. Có những trường hợp lập nghiệp, xấy dựng gia đình sinh con đẻ cái trên đất khách nhưng vì công việc, không có thời gian nên gửi con cái về cho ông bà nuôi dạy chăm sóc hoặc đón ông bà vào hỗ trợ. Vẫn biết đồng lương khiêm tốn nhưng cũng phải toan tính chia năm sẻ bảy trang trải vừa để tái sản xuất sức lao động cho mình, vừa gửi tiền nuôi con ăn học, hổ trợ cha mẹ và lo dành dụm xây dựng sữa chữa mái ấm riêng cho gia đình … và trăm thứ cần thiết khác.

 

Ảnh minh họa từ internet

 

Người Cao Lao Hạ mưu sinh trên đất khách ở rất nhiều nơi cả trong và ngoài nước, nhưng đông nhất có thể nó là khu vực Đông Nam Bộ và TP Hồ Chi Minh. Trong số đó đã và đang có những người thành danh thành đạt, chủ doanh nghiệp, daonh nhân có tiếng. Họ không những làm giàu cho chính mình mà có nhiều đóng góp cho quê hương thứ hai và quê nhà. Tuy nhiên, ở đâu đó trong vùng kinh tế trọng điểm của đất nước vẫn còn không ít bà con phải ngược xuôi với đủ thứ nghề, trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn trên đất khách … Biết rằng là vất vả nhưng biết làm sao, tha phương cầu thực là bởi cơm áo gạo tiền. Mưu sinh nơi đất khách, họ chẳng quản ngại khó nhọc nắng sớm mưa chiều, sớm tối chỉ mong sao có chút kha khá để dành, gửi về gia đình trang trải cuộc sống. Những đồng tiền làm ra không chỉ có mồ hôi mà còn có cả nước mắt. Mỗi người một nỗi niềm, một hoàn cảnh không ai giống ai nhưng vì cuộc sống của mình, vì những người thân yêu mà họ luôn cần mẫn, cố gắng, chịu thương, chịu khó. Tuy nhiên, họ có một điểm rất giống nhau: Cố gắng “cày xới” và dành dụm để cuộc sống gia đình bớt khó khăn, mong sao cuộc sống ngày càng được cải thiện, mong một niềm hy vọng cho tương lai tốt đẹp hơn.

 

Có một thực tế rằng, trên con đường mưu sinh ấy, người lao động nhập cư nói chung cũng như Người làng Cao Lao đều phải gắng gỏi thích nghi với môi trường và nhịp sống mới để bước tiếp. Dù tất bật mưu sinh dể trang trải cuộc sống thường ngày,công việc nặng nhje, thu nhập nhiều ít khác nhau nưng mỗi khi gặp nhau ai cũng luôn rạng ngời nụ cười lạc quan tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng. Không ai có thể chọn cho mình nơi sinh ra cũng như chọn cho mình được cuộc đời như ý, và cũng ít ai muốn một ngày nào đó phải rời xa vòng tay yêu thương của ba mje, mái ấm gia đình, xa quê hương, xa nơi chôn rau cắt rốn để tới những vùng đất hoàn toàn mới lạ. “ Quê người là để rong chơi”, về thế, ai xũng cố gắng làm chắt póp tiết kiệm một số vốn kha khá với mong muốn để sau này về quê hoặc tìm mua căn nhà để tạm thời ở lại sinh sống.

Tác giả : Nguyễn Xuân Văn

Bình luận

Bài viết liên quan

Ở quê gã…
Đâu rồi khói tết ngày xưa
Nhẩn nha ngồi nhớ tết xưa
Tản mạn về chuyện cây rơm
Ký ức Vực Sanh

Video clip