Lễ Hội Cồn Cui một nét đẹp văn hóa của làng quê Cao Lao Hạ

00:09 - 23/04/2014

Ghi chép của anh Phan Văn Hà với các hình ảnh minh họa của anh Nguyễn Chung Quý và Lê Chiêu Phùng

 

Đã hơn ba trăm năm rồi mà tiếng vọng đâu đây từ những vần thơ trong Truyển Kiều của cụ Nguyễn Du còn đọng lại trên mạnh đất Cao Lao Hạ.

 

Tháng ba tiết xuân còn vương vấn trên lá cỏ, làng quê mình như một bức tranh sơn thủy hữu tình hiện ra trước mặt: Lúa “…non xanh dợn chân trời”; Hoa sim tím điểm núi đồi Cao lao: 

 

 

 

  

 

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là Tảo mộ, hôi là Đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm”…

 

 

              

 

            Phải chăng trên đường đi du xuân, thanh minh trong tiết tháng ba, Đại thi hào Nguyễn Du đã có dịp đến với Lễ Hội Cồn Cui làng Cao Lao Hạ. Đọc những khổ thơ trên của Cụ mà lòng tôi nao nao Lễ Hội Cồn Cui quê mình có nét tương đồng.

 

Làng quê mình, nơi giao hòa giữa đất trời cỏ cây, giữa biển lúa mênh mông Lễ Hội Cồn Cui lại được tổ chức mang đậm nét văn hóa ngàn xưa của cha ông.

 

Tháng ba về lúa vào thì con gái, làng quê rảo rực lòng người, bồi hồi xao động. Từ mờ sáng tiếng trống làng thong thả cất lên từng hồi, cùng tiếng chiêng ngân xa võng về quá khứ. Hồn thiêng sông núi đang tụ hội về đây giũa đồng lúa mênh mông và khoảng trời trong xanh của ngày rằm tháng ba. Người người nô nức từ các thôn xóm đổ về: Hai mươi bốn Họ tộc; Các đoàn thể; Các Hội và bà con từ khắp nơi mang về những mâm cỗ truyền thống, giản dĩ nhưng chứa chan tình người và lóng thành kính với Tổ Tiên; Ông Bà, những người đã khuất họ đã nằm xuống trên mảnh đất này hay lưu lạc nơi viễn xứ. 

 

 

Lễ dâng hương cầu nguyện được lĩnh xướng trang trọng âm vang giữa khoảng trời bao la, gửi tới những linh hồn “Vô phu, vô phụ, vô huynh, vô để, vô tự, vô tôn, vô hồn, vô tế, hữu mộ, vô mộ, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, tạo sa, tạo lạc…”. Nghĩa cử cao đẹp của người xưa và của bà con quê mình hôm nay đến với những người đã khuất, họ sẽ không cô đơn và cũng ấm lòng người đi xa. Hương trầm tỏa khói giữa đồng đất, mây trời Cao Lao Hạ, gửi tới những linh hồn đang an nghỉ được siêu thoát để phù hộ cho làng quê giàu đẹp thanh bình.

 

 

 

 

Đã bao đời nay truyền thống của cha ông, làng quê vẫn được duy trì. Truyền thống đó là đạo hiếu của người xưa gìn giữ cho hậu thế về “ Đức - Tín - Lễ - Nghĩa”. Thật tự hào Lễ Hội Cồn Cui là một nét đẹp văn hóa tâm linh của làng Cao Lao Hạ, hiếm nơi nào có được.

 

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, do chiến tranh loạn lạc, phả ghi chép không còn mà chỉ truyền khẩu qua các thế hệ, nên việc phục hồi lễ nghi cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng với trách nhiệm của chính quyền địa phương, sự chung tay của các Họ Tộc, các vị tiền bối và những người có “Tâm - Đức”, với cái nhìn nhân sinh quan, để hoàn thành cuốn lịch sử làng. Bà con chúng ta cũng sẽ rất vui mừng, từng bước các Lễ Hội sẽ được phục hồi đúng nghĩa mà cha ông ta đã làm trên mạnh đất quê mình.

 

Lễ Hội làng là dịp để con cháu gần xa ở mọi miền tìm về, cùng thể hiện tấm lòng đạo hiếu với cha ông mà Người xưa truyền cho hậu thế. Chúng ta càng có trách nhiệm, trân trọng biết giữ gìn và cùng phát huy tính nhân văn cao đẹp của dân tộc Việt Nam ta ngàn năm văn hiến.

 

Rồi đây nét đẹp văn hóa tâm linh đó, nó không chỉ đi vào đời sống thường nhật của quê hương cao Lao Hạ ...

 

(Cám ơn anh Nguyễn Xuân Hòa đã cung cấp cho tôi một số tư liệu. Với tấm lòng yêu quê hương và niềm tự hào về truyền thống của cha ông, tôi xin được khắc họa đôi nét gửi tới bà con cô bác cùng chia sẻ. Trong bài viết này xin được sự dụng một số hình ảnh của anh Lê Chiêu Phùng và anh Nguyễn Chung Qúy.)

Tác giả : Phan Văn Hà

Bình luận

Bài viết liên quan

Bàn về tên xã mới khi sát nhập 2 xã Hạ Trạch và Mỹ Trạch
Khu dân cư Thôn 3 dự thi tuyến đường nông thôn mới
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Những mẩu chuyện nhà nông
Làng Cao Lao Hạ quê mình

Video clip