Lưu Đức Hồng

20:23 - 20/10/2010

Tiến sỹ Lưu Đức Hồng không chỉ thành công trong sự nghiệp khoa học mà còn là người rất có tâm huyết với quê hương họ tộc. Trong qua trình đang làm việc cũng như lúc đã nghỉ hưu Tiến sỹ Lưu Đức Hồng luôn có những ý kiến sắc sảo, sáng tạo trong nhiều lĩnh vực đóng góp cho Đảng ủy, Ủy Ban Nhân Dân xã Hạ Trạch.

 

 

 

Họ và tên: Lưu Đức Hồng[1].

Chức danh khoa học: Tiến sỹ kinh tế; Nghiên cứu viên Cao cấp.

Ngày sinh:12/11/1937 (tuổi theo hồ sơ đi học); Năm sinh thực: 1935

Quê quán: Xóm 19, Cao Lao Hạ - xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Hiện đã nghỉ hưu, trú tại: Số nhà 15/88, ngõ Làng Thịnh Quang, Phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 38531995;  Di động: 0904049947.

Cơ quan Công tác trước khi nghỉ hưu: Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chức vụ trước khi nghỉ hưu: Phó viện trưởng; Bí thư Đảng ủy cơ quan. Thành viên Hội Đồng khoa học.

 

 Quá trình học tập:

 

 

Phổ thông cấp I

Học tại quê nhà, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 

Phổ thông cấp II

Học tại trường huyện, Troóc, Phúc Trạch, Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 

1966 – 1967

Học dự bị đại học tại trường Đại học Kinh tế Kế hoạch Hà Nội (nay là ĐH Kinh tế Quốc dân). Kết quả học tập xuất sắc, trong 1 năm học xong 3 lớp cấp 3; được tuyển thẳng vào đại học

1967 – 1971

Học khóa 9, tại trường Đại học Kinh tế Kế hoạch Hà Nội; chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp. Kết quả học tập xuất sắc. Tổng kết khóa học là một trong hai sinh viên được Bộ trưởng Tạ Quang Bửu tặng bằng khen.

1981 – 1983

Học quản lý kinh tế 24 tháng tại trường Đại học kinh tế Blêkhanốp, Cộng hòa liên Bang Nga (Liên Xô cũ)

Năm 1992

Bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội; Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp.

 

 

Tên luận án tiến sỹ: “Hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên thời kỳ 1991-2000”.

 

Nội dung chính của luận án tiến sỹ gồm 3 phần:

 

– Làm rõ những cơ sở lý luận có liên quan đến hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói chung và cụ thể cho vùng Tây Nguyên nói riêng

– Phân tích toàn diện, có hệ thống cơ cấu sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên thời kỳ 1976 – 1990 trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác và với những vấn đề nhạy cảm về xã hội và môi trường;

–Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên cho thời kỳ 1991 – 2000.

 

Về cơ bản luận án đưa ra 3 phương án hoàn thiện cơ cấu theo 3 cách tiếp cận khác nhau là sinh thái, thị trường và kết hợp cả sinh thái với thị trường và hiệu quả kinh tế và đi đến kết luận kiến nghị chọn phương án thứ 3. Điểm bao trùm của luận án về hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên  là chuyển sang một nền sản xuất hàng hóa, dựa trên cơ sở sinh thái và thị trường trong mối quan hệ với các yếu tố của quá trình tái sản xuất nông nghiệp để bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp  theo không gian nhiều tầng trên các dạng địa hình khác nhau, nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ được môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền vững.

 

Quá trình công tác:

 

 

2/1957 – 8/1962

Cán Bộ UBND huyện Bố Trạch

9/1962 – 8/1966

Phó Văn phòng UBND huyện Bố Trạch

9/1966 – 9/1971

Sinh viên, học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

10/1971 – 11/1990

Cán bộ, phó phòng, phó Ban nghiên cứu, trưởng Ban nghiên cứu của Viện phân bố lực lượng sản xuất thuộc Ủy Ban kế hoạch Nhà nước

12/1990 – 3/1993

Trưởng Ban Kinh tế lãnh thổ, Viện Chiến lược và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4/1993 – 12/1998

Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

Khen thưởng, huân huy chương:

 

Huy chương: “Vì sự nghiêp Khoa học Công nghệ”.

Huân chương lao động hạng Nhất

Huân chương kháng chiến hạng 2

Huy chương vì sự nghiệp Kế hoạch

Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

Các công trình khoa học được cấp bản quyền: (1) Công trình khoa học được cấp bản quyền của Ủy ban khoa học Nhà nước (nay là Bộ khoa học công nghệ): “Lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất thời kỳ 1976 – 2000” Mã số 70.01.03; (2) 25 từ liên quan đến quy hoạch lãnh thổ in trong tập I của Bộ từ điển Bách Khoa Việt Nam.

 

Một số công trình và hoạt động khoa học tiêu biểu

 

Thời kỳ trước 1975

 

1. Thành viên tổ thư ký Ban chỉ đạo phân vùng nông lâm nghiệp Trung ương; tham gia quy hoạch vùng nguyên liệu nhà máy giấy Bãi Bằng;

 

2. Tham gia quy hoạch các vùng kinh tế mới Thanh Sơn, Văn Chấn,

 

3. Quy hoạch các huyện điểm Quỳnh Lưu, Nam Ninh…

 

Thời kỳ 1975 – 1980

 

1. Thành viên ban chỉ đạo phân vùng nông lâm nghiệp Trung ương, chỉ đạo các tỉnh Miền Bắc xây dựng quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến thời kỳ 1976 – 1990. Từ tháng 8 năm1975 triển khai ra cả nước. Trực tiếp nghiên cứu, theo dõi các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

 

2. Tham gia tổ biên tập viết báo cáo tổng hợp cả nước và 7 vùng kinh tế. Báo cáo được Ban chỉ đạo phân vùng nông lâm nghiệp Trung ương báo cáo thủ tướng Phạm Văn Đồng và các thành viên Chính Phủ (văn bản hiện còn lưu giữ tại Viện Chiến lược Phát triển)

 

3. Viết báo cáo Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Báo cáo được trình Chính Phủ và Phó thủ tướng Võ Chí Công đã ký quyết định phê duyệt

 

Từ năm 1980 – 1998

 

1. Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước về “Lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất thời kỳ 1996 – 2000” mã số 70.01.03. Đề tài bảo vệ xuất sắc.

 

2. Chủ nhiệm dự án cấp Nhà nước: “Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thời kỳ 1996 – 2010”. Dự án này là một dự án lớn bao gồm nhiều đề tài nhánh với sự tham gia của nhiều giáo sư tiến sỹ và cán bộ khoa học ở Trung ương và Địa phương.

 

3. Chủ nhiệm đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước mã số KX.ĐL.94.02 về “Tổ chức lãnh thổ kinh tế trọng điểm Miền Trung Việt Nam”. Bảo vệ đạt kết quả xuất sắc.

 

4. Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước “Một số vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn khảo sát theo nhóm huyện”. Bảo vệ loại khá

 

5. Chủ nhiệm dự án hợp tác quốc tế “Quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Khăm Muộn (Lào) thời kỳ 1996 – 2010”. Bảo vệ xuất sắc

 

6. Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước: “Tổ chức lãnh thổ và mối quan hệ giữa các vùng” thuộc chương trình độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước về “cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam” do giáo sư Lê Bá Thảo làm chủ nhiệm. Bảo vệ xuất sắc

 

7. Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước: “Quy hoạch vùng gò đồi và ven biển Việt Nam”. Bảo vệ xuất sắc. Đề tài thuộc chương trình của Ban Nông nghiệp Trung ương do giáo sư tiến sỹ Chu Quý làm chủ nhiệm chương trình.

 

8. Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước: “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp vùng Đông Bằng Sông Hồng”. Đề tài bảo vệ với kết quả xuất sắc

 

9. Trưởng Ban điều hành phía Việt Nam của dự án hợp tác nghiên cứu giữa Chính Phủ Việt Nam và Chính Phủ Nhật Bản về “Quy hoạch tổng thể 4 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

 

10. Phó chủ nhiệm dự án”Quy hoạch tổng thể vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” do tiến sỹ Lưu Bích Hồ làm chủ nhiệm

 

11. Phó Ban điều hành phía Việt Nam (tiến sỹ Lưu Bích Hồ làm trưởng ban) của dự án hợp tác nghiên cứu giữa Chính Phủ Việt Nam và Chính Phủ Pháp về “Quy hoạch lãnh thổ”.

 

12. Ủy viên Ban chủ nhiệm chương trình trọng điểm Nhà Nước: “Điều tra cơ bản Tây Nguyên II” do giáo sư Lê Duy Thước làm chủ nhiệm chương trình. Trực tiếp đảm nhận viết phần kinh tế trong báo cáo tổng hợp. Chương trình bảo vệ xuất sắc.

 

13. Ủy viên Ban chủ nhiệm chương trình trọng điểm Nhà nước: “Điều tra cơ bản vùng Duyên Hải Trung Bộ” do giáo sư tiến sỹ Tống Duy Thanh làm chủ nhiệm chương trình. Trực tiếp đảm nhận viết phần kinh tế trong báo cáo tổng hợp. Chương trình bảo vệ xuất sắc.

 

14. Ủy viên Ban chủ nhiệm đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước về: “Tổ chức lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng” do giáo sư Lê Bá Thảo làm chủ nhiệm.

 

15. Ủy viên Ban chủ nhiệm dự án “Quy hoạch tổng thể vùng Bắc Bộ” do KTS Nguyễn Trọng Khôi làm chủ nhiệm

 

16.Ủy viên Ban chủ nhiệm dự án “Quy hoạch tổng thể vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên do giáo sư Trần An Phong làm chủ nhiệm.

 

17. Chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Tất cả các đề tài đều bảo vệ xuất sắc

 

18. Tham gia nhiều đề tài cấp Nhà nước với nhiều cơ quan trong và ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư; với các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học

 

19. Viết nhiều bài báo trên nhiều tạp chí nghiên cứu có uy tín trong nước.

 

20. Việt nhiều bài tham luận trong nhiều cuộc hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế

 

21. Phản biện và thành viên nhiều hội đồng nghiệm thu chương trình trọng điểm và đề tài cấp Nhà nước, đề tài khoa học cấp Bộ.

 

22. Phản biện và thành viên hội đồng của nhiều Hội đồng chấm luận án tiến sỹ.

 

Hiện tại Tiến sỹ Lưu Đức Hồng là trưởng Ban đồng hương Hạ Trạch tại Hà Nội. Tiến sỹ Lưu Đức Hồng không chỉ là một trong những người con ưu tú, rất thành công trong sự nghiệp khoa học của quê hương Cao Lao Hạ mà còn là người rất có tâm huyết với quê hương họ tộc. Trong qua trình đang làm việc cũng như lúc đã nghỉ hưu Tiến sỹ Lưu Đức Hồng luôn có những ý kiến sắc sảo, sáng tạo trong nhiều lĩnh vực đóng góp cho Đảng ủy, Ủy Ban Nhân Dân xã Hạ Trạch nhằm đảy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương. Có thể nói sự phát triển của hệ thống hạ tầng nông thôn (đường xóm, điện đường, nhà văn hóa thôn…), phong trào khuyến học của họ Lưu Quan và của xã cũng như quá trình xây dựng lại Đình Làng đều có sự đóng góp quý báu của Ông cả về ý tưởng và vật chất.

 

Ông được bà con quê hương, họ tộc yêu mến, kính trọng. Cụ Trần Quang Lãng, một cụ già cao tuổi ở Làng đã đọc tặng tiến sỹ Lưu Đức Hồng 2 bài thơ, thể hiện sự quý mến của quê hương Cao Lao Hạ đối với Ông.

 

Bài thứ nhất (tháng 12/2002, khi đó cụ Lãng đã trên 90 tuổi)

 

Mấy lâu xa cách chốn quê hương

Niệm tâm bầu bộn đấng tiên đường

Dưỡng dục sinh thành nguyền có trả

Dắc dìu âu yếm mải tư lương

Lễ bạc báo đền vừa tráng lễ

Ngưỡng thừa Tầm út sự cương thường

Danh dự hiên ngang từng trang trải

Thật dòng đức độ tiến văn chương.


Bài thứ hai (tháng 12/2004, cụ Lãng trên 92 tuổi)

 

Tuổi già như Bác cũng ít người

Tóc đen da hồng vẻ đẹp tươi

Phong tư tài mạo còn như trẻ

Trí tuệ thông minh vẹn cả mười

Rượu nồng ba chén ngồi thư giãn

Trà đậm đôi ly chủm chỉm cười

Con cháu xum vầy cùng 2 cụ

Thật nhà đức độ dễ truyền lai.



[1]Ông Lưu Đức Hồng là con trai của Cụ Lưu Đức Nhu, và là thân sinh của tiến sỹ Lưu Đức Hải. 

Tác giả : Ban biên tập

Bình luận

Bài viết liên quan

Phan Đình Châu
GS.TSKH Phan Đình Châu: Quê hương là trái bần chua ngọt...
Con đường trở thành bác sỹ nội trú của cô gái Việt
Lưu Trọng Hải- Nhà văn hoá kiến trúc.
Điếu văn truy điệu cụ ông, Tiến sỹ Lưu Đức Hồng

Video clip