Một thoáng Đài Loan

10:49 - 26/05/2017

Ghi chép của Lê Chiêu Phùng

MỘT THOÁNG ĐÀI LOAN

Kỳ I: THÀNH PHỐ ĐÀI BẮC VÀ DẤU ẤN LỊCH SỬ

                         Ghi chép của: Lê Chiêu Phùng

Sau chuyến bay thẳng gần 4 giờ từ Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, chúng tôi có mặt tại sân bay Đào Viên- Thủ đô Đài Bắc- Đài Loan. Điều dễ nhận thấy ngay khi mới đặt chân đến là người Đài Loan rất quý mến và thân thiện với người Việt Nam. Tuy nhiên, không riêng gì người Việt mà khách các nước thủ tục nhập cảnh vào Đài Loan khắt khe và rất chặt chẽ nhưng nhờ sắp xếp và bố trí khoa học nên mặc dù khách đến Đài Loan khá đông nhưng được giải quyết một cách nhanh chống. Đón chúng tôi tại Sân bay Quốc tế Đào Viên, anh Nguyễn Quốc Tòng quê tỉnh Hải Dương, một sinh viên năm thứ 4  Đại học Đài Bắc hiện là nhân viên Công ty Du lịch Đài Loan vui vẻ cho chúng tôi biết: “Được Công ty bố trí đón và tháp tùng đoàn từ Việt Nam sang cháu mừng lắm”. Vừa nói Tòng vừa hướng dẫn cho chúng tôi lên xe rời khỏi sân bay trong tiết trời se lạnh.

Với chiều dài trên 350 km, chiều ngang chưa đến 150 km, Đài Loan chia thành 2 vùng khí hậu khác nhau bởi dãy núi cao kéo dài theo đất nước. Phía đông bắc là rừng núi cao hiểm trở với những triền đá nhấp  nhô khổng lồ. Theo anh Nguyễn Quốc Tòng hướng dẫn viên thì do những trận động đất, phun thạch nên phía Đông Bắc rừng phát triển rất tốt. Và nhờ dãy núi cao này ngoài việc chắn gió mùa còn là “rào chắn” hạn chế thiệt hại do các trận động đất, sóng thần gây nên. Phía Tây Nam dãy núi phần lớn là đồng bằng, đất pha cát sỏi và đồi núi. Với lợi thế về khí hậu, địa hình bằng phẳng nên các nhà máy, khu công nghiệp và dân cư cũng tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam .

 

Diện tích tự nhiên của Đài Loan không rộng chỉ trên dưới 36 ngàn km2, dân số gần 23 triệu người gồm 14 dân tộc khác nhau, theo anh Tòng hướng dẫn viên thì hiện nay các dân tộc đã “xuống núi” và hòa nhập với cộng đồng; ngôn ngữ chủ yếu tiếng Hoa, tiếng địa phương và tiếng Anh. Đài loan có 6 thành phố lớn trực thuộc Trung ương, ngoài thành phố Đài Bắc còn có Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng, Đào Viên và thành phố Tân Bắc. Riêng Đài Bắc diện tích trên 270 km2 với 3 triệu người và gần 3 triệu lao động đến từ các nước Châu á, Châu âu…trong đó lao động Việt Nam trên 600.000 người. Mặc dù dân cư đông (trên 700 người/km2) nhưng nhờ cơ sở hạ tầng giao thông đi lại được đầu tư nghiêm chỉnh như hệ thống đường sắt, cao tốc trên cao, 6 tuyến tàu điện ngầm hiện đại được nối liền với tất cả các trung tâm thương mại, khu dân cư tập trung, các khu vui chơi giải trí nên việc lưu thông đi lạikhá thuận lợi. Tại trung tâm thành phố Đài Bắc, ngoài trụ sở các cơ quan Trung ương, phủ Tổng thống… còn có Khu quảng trường và Đài Tượng niệm Tượng Giới Thạch (còn có tên gọi Đài Tượng niệm Trung Chính) rộng 25 ha do con trai Tượng Kinh Quốc xây dựng sau khi Tượng Giới Thạch qua đời. Quảng trường gồm hệ thống cổng vào cao lớn, đồ sộ, hai bên quảng trường có hai ngôi nhà lớn và đối diện là khu vực lăng. Để vào được lăng phải bước qua 89 bậc cấp tượng trưng cho 89 năm tuổi thọ của Tượng Giới Thạch. Phía trong lăng là bức tượng Tượng Giới Thạch lớn màu vàng. Quảng trường không chỉ là khu tượng niệm mà còn là nơi tổ chức các nghi lễ trọng đại Quốc gia; nghi lễ kéo và hạ cờ Đài Loan mỗi ngày. Có thể nói khu quảng trường Tượng Giới Thạch có một không hai tại Đài Loan với kiến trúc hiện đại nhưng vẫn mang dáng dấp của quảng trường Thiên An Môn- Bắc Kinh- Trung Quốc.

 

Nằm ở phía Tây Nam thành phố Đài Bắc, Long Sơn Tự là một trong những ngôi chùa cổ kính được vua Càn Long xây dựng từ những năm 1738 với nét “nguyên bản” thờ Quan Thế Âm, bà Thiên Hậu, các ông Phúc- Lộc- Thọ và Quan Văn Tường. Trải qua hơn 280 năm lịch sử, Long Sơn Tự được trùng tu nhiều lần, nhưng vẫn giữ được nét kết cấu hình chử Hồi - đây là bố cục được coi trọng và tôn kính nhất trong các miếu, mạo chùa chiền truyền thống của người Hoa. Chùa Long Sơn Tự là một trong những điểm đến hấp dẫn về đời sống tâm linh không chỉ của người Đài Loan mà còn là nơi dừng chân của du khách Quốc tế mỗi khi đến chiêm bái, cầu nguyện. Nằm giữa trung tâm thành phố Đài Bắc còn có tòa tháp Taipei 101 tầng, cao nhất Thế giới tính đến năm 2010 do tập đoàn SamSung đầu tư xây dựng và hoàn thành năm 1999. Để đảm bảo an toàn cho tòa tháp, người ta đóng gần 400 cọc bê tông sâu 80 m, đường kính mỗi trụ là 8m, phía trên hệ thống trụ đổ bê tông dày 3 m trước khi xây tháp. Trên đỉnh tháp có quả cầu nặng 980 tấn nhằm chống được động đất 6,7 độ rite và siêu bão 250km/h bởi Đài Loan thường xẩy ra động đất và bão lớn hàng năm. Trong tòa tháp, từ tầng 1 đến tầng 9 bố trí trung tâm thương mại, còn lại là trụ sở làm việc, khu vui chơi giải trí và khu chung cư. Mặc dù hiện nay tòa tháp Taipei 101 xếp thứ 4 sau tòa tháp Du Bai nhưng đây là niềm tự hào lớn của người Đài Loan. Cùng với tháp Taipei, có Bảo tàng Cung điện Quốc gia , một trong các sức thu hút lớn nhất của Đài Loan, nơi lưu giữ trên 650 ngàn hiện vật đồ đồng, ngọc bích, thư pháp, thư họa và gốm sứ Trung Hoa; là một trong những sưu tầm lớn nhất của nghệ thuật và đồ cộ Trung Quốc trên thế giới. Tượng Giới Thạch đã di chuyển bộ sưu tầm này từ Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh năm 1949 khi chạy đến Đài Loan. Hiện tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia Đài Loan chỉ mới đem ra 1% trong số đó được thay phiên nhau trưng bày. Do hiện vật quá nhiều nên người ta bố trí và xây dựng Bảo tàng khá hiện đại và kiên cố. Ngoài lực lượng an ninh, còn có hàng trăm nhân viên phục vụ. Mỗi ngày Bảo tàngCung điện Quốc gia đón hàng trăm lượt đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan. Theo ông Cheng Hun phụ trách an ninh thì, cứ 3 tháng triển khai thay đổi luân phiên hiện vật một lần, riêng 3 loại không thay đổi và được coi là báu vật Quốc gia đó là Nồi đồ đồng, hình một Miếng thịt, Củ cải bằng loại đá quý hiếm đặt trong một tủ kính và được bảo vệ nghiêm ngặt.

 

Lịch sử Đài Loan ghi lại rằng, trước đây Đài Loan ít người, chủ yếu là thổ dân sinh sống. Vào đầu thế kỷ thứ 17, người Bồ Đào Nha, Hà Lan phát hiện và chiếm đóng, từ đó Đài Loan trở thành thuộc địa của phương tây. Cuối thế kỷ 17, Đại lục cho quân đánh Bồ Đào Nha và Hà Lan giải phóng Đài Loan nhập vào Đại lục. Cuối Thế kỷ 18, nhà Thanh giao Đài Loan cho Nhật Bản, mãi đến cách mạng Tân Hợi, Nhật Bản vẫn cai quản Đài Loan. Năm 1945, Nhật thất bại nhưng nội bộ Đại lục có nhiều vấn đề, Đảng Cộng sản do Tôn Trung Sơn cầm đầu đã đánh bại các đảng phái khác. Sau khi thất bại trong cuộc nội chiến năm 1949, Tượng Giới Thạch rút quân ra Đài Loan. Năm 1950, Đài Loan tuyên bố thành lập chính quyền do Tượng Giới Thạch làm Tổng thống với tên gọi Trung Hoa Dân quốc. Cũng từ đó dưới sự lãnh đạo của Tượng Giới Thạch, Đài Loan tập trung khôi phục kinh tế, xây dựng đất nước theo con đường độc lập, tự chủ.

 

Đài Loan ít khoáng sản tự nhiên, phần lớn đều nhập khẩu nhưng nhờ chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài do Tổng thống Thái Anh Văn khởi xướng nên kinh tế Đài Loan tăng trưởng khá mạnh. Hiện tại, Đài Loan là một trong 5 “con rồng” lớn của Châu á; kinh tế xếp thứ 21 trên Thế giới, thu nhập bình quân đầu người trên 21 ngàn đô la/năm. Hiện tại, Đài Loan có một nền kinh tế năng động, tư bản, dựa vào xuất khẩu đi cùng với việc dần dần giảm sự can dự của nhà nước trong đầu tư và thương mại quốc tế. Xuất khẩu là động lực chính cho công nghiệp hóa. Theo con số thống kê thì dự trữ ngoại hối của Đài Loan đứng thứ 5 trên Thế giới tính đến năm 2007. Các khu công nghệ cao đã có mặt trên tất cả các vùng miền, nhờ kinh tế phát triển năng động mà Đài Loan sớm trở thành một trong các nhà đầu tư ra nước ngoài chính tại Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…trong đó cả Việt Nam. Hệ thống an sinh xã hội được nhà nước quan tâm đúng mức, đặc biệt y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội. Phong tục tập quán của người Đài Loan rất gần gũi với phong tục tập quán của người Việt Nam; thời gian tính cả dương lịch và âm lịch; vẫn có phong tục cúng lễ, đốt hương và vàng mã vào những ngày rằm, mùng 1 và các ngày tết, ngày giỗ thờ cúng tổ tiên. Đặc biệt người Đài Loan có thói quen uống trà nóng trong các tách nhỏ và hay ăn trầu. Mặc dù nhà nước khuyến khích nhưng do đời sống khá cao nên phụ nữ Đài Loan ít sinh đẻ dẫn đến dân số ĐàiLoan không tăng. Anh Nguyễn Quốc Tòng tâm sự: “Đàn ông Đài Loan thích lấy vợ Việt Nam bởi so với phụ nữ Đài Loan cũng như một số nước trong khu vực thì phụ nữ Việt Nam không chỉ chăm ngoan mà còn rất “chịu khó” sinh nhiều con. Tuy nhiên trong số người Việt lấy chồng Đài Loan hiện nay cũng có tới 20% không may mắn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan có thời gian trên 3-5 năm được phép nhập tịch Đài Loan, còn phụ nữ Trung Quốc 12 năm mới được xem xét”.

 

Anh Phan Văn Quản xã Nhân Trạch huyện Bố Trạch công nhân Công ty nhựa viên Cao Định, Đài Loan tâm sự: “Ở Đài Loan nói chung, thành phố Đài Bắc nói riêng rất cần lao động phổ thông. Tuy nhiên những người lao động có hợp đồng chính thức của các Công ty đều bị ông chủ nắm giữ hộ chiếu và thường trả lương thấp hơn lao động tự do, vì thế một số lao động Việt Nam đã bỏ trốn ra làm ngoài, nhưng dễ bị truy bắt và trục xuất nên lao động hợp pháp không chỉ an toàn mà còn thu nhập ổn định”. Anh Quản cho biết thêm: “Công ty em làm việc có 5 người cùng quê, hàng tháng ông chủ trả lương 15-20 triệu đồng/tháng. Tuy lương có thấp hơn lao động ngoài nhưng bọn em tự đi chợ, nấu ăn, mua sắm… nên tháng nào cũng tiết kiệm được ít tiền gửi về phụ giúp gia đình”.

 

Giao thông đi lại tại Đài Loan rất thuận lợi, ngoài xe buts, tàu cao tốc trên cao, tàu điện ngầm… còn có taxi. Khác với Sigapone (có 3 loại xe taxi với 3 màu đen, xanh, trắng phục vụ theo du cầu của khách), thì Đài Loan chỉ có một loại ta xi màu vàng “chạy rong” trên đường, không bến độ, không có tổng đài, gặp đâu khách gọi đó nên giá thành khá cao. Trên các tuyến đường cao tốc không có đường cắt ngang, không có đèn xanh đỏ, không tiếng còi xe và tuyệt nhiên không có trạm thu phí (thu phí tự động). Nói là đường cao tốc nhưng gọi “cầu cao tốc” thì đúng hơn bởi trên 90% chiều dài từ bắc chí nam là cầu. Cầu không chỉ bắc qua sông, suối mà cầu còn vượt qua những cánh đồng, làng mạc, đồi núi…với những trụ cột cắm sâu vào lòng đất được chia ra nhiều tầng như “hai cánh tay” vươn dài.

 

Kỳ II: KỲ VĨ ALESON

Tác giả : Lê Chiêu Phùng

Bình luận

Bài viết liên quan

Miền cao su thương nhớ...
Những ngày tháng xa nhà
Đuổi bắt bong bóng
Đuổi bắt bong bóng
Vì sao chúng ta viết

Video clip