Nghĩa trang liệt sỹ, dấu ấn một thời

19:11 - 01/08/2022

Bài và ảnh của anh Đặng Văn Quang về di tích hiện tại của nghĩa trang liệt sỹ Hạ Trạch sau khi di dời hài cốt các liệt sỹ về nghĩa trang Thanh Trạch

Nghĩa trang liệt sỹ, dấu ấn một thời

 

NGHĨA TRANG LIỆT SĨ, DẤU ẤN MỘT THỜI

 

Không biết nghĩa trang Liệt sĩ làng Cao lao hạ (Hạ Trạch Bố Trạch) quê tôi nằm ở khu vực lò ngói trước đây có từ lúc nào. Năm 1960 tôi được cha tôi dắt đến nơi đây để xem lễ cúng tạ mộ cho các Liệt sĩ.

Trong tôi còn nhớ, tiếng phèng la, tiếng kèn nhạc đám, tiếng ông thầy cúng với cặp kính dâm đen ngòm của ông… in mãi trong tâm trí trẻ con của tôi.

Cha tôi lúc đó là cán bộ xã, chủ lễ, ông bế tôi lên ngồi trên bờ tường nghĩa trang, rồi ông theo nhiệm vụ của mình.

Khi lớn lên tôi vẫn thường đến viếng nghĩa trang, bởi mộ cha tôi nằm phía sau trụ biểu Tổ Quốc Ghi công .

Chu vi của nghĩa trang khoảng chừng trên 100 m2 lúc đó có khoảng hai chục ngôi mộ, mà chắc là Liệt sĩ thời chống Pháp.

Chiến tranh tàn khốc, liệt sĩ ngày một nhiều, nhà nước đành xây nghĩa trang mới ở Thanh Trạch, to hơn, rộng hơn …

Hơn nửa thế kỷ, hôm nay tôi về thăm lại khuôn viên này, nó đã thành phế tích, nhưng TỔ QUỐC GHI CÔNG vẫn khắc đậm trên đài tưởng niệm và trong lòng bao thế hệ người dân quê tôi (dẫu nó đã nghiêng trước phong Trần gió bụi).

Một nơi linh thiêng, nhưng bây giờ làm chỗ nghỉ trưa của lũ bò.

Giờ đây, hài cốt liệt sĩ đã được cất bốc đi nơi khác, Nhưng linh hồn vẫn còn phảng phất đâu đây, tôi tin là như thế.

Nên chăng, cần tu tạo và hương khói trong những ngày tháng bảy trí ân.

Tác giả : Đặng Văn Quang

Bình luận

Bài viết liên quan

Thư ngỏ của hội cựu chiến binh xã Hạ Trạch
Thư mời dự lễ khánh thành cổng xóm 16
Trồng cây trên các tuyến đường vào Cồn Cui
Thư chúc tết
Thư kêu gọi ủng hộ kinh phí lát gạch sân Đình và tôn tạo một số hạng mục Đình làng

Video clip