Những điều ghi được từ Chiang Mai

10:18 - 30/08/2017

Bút ký của anh Lê Chiêu Phùng

 

Sau lễ khai trương tại Cảng hàng không Đồng Hới, chiếc máy bay BL 431 của hàng không Jetstar với trên 180 hành khách và đoàn lãnh đạo tỉnh Quảng Bình bay thẳng sang Chiang Mai dự khai trương đường bay mới của tỉnh bạn. Sự kiện quan trọng này đã được nhiều cơ quan truyền thông phản ánh. Trong khuôn khổ bài viết này, xin được đề cập một phần nhỏ các điểm Tour du lịch mà các Công ty lữ hành chuyên nghiệp đã “đặt chổ” tại Chiang Mai và một số địa phương vùng Đông Bắc Thái Land.

 

Ở độ cao gần 400m so với mặt nước biển, Chiang Mai là một tỉnh thuộc cao nguyên Đông Bắc Thái Lan được người Thái tự hào với tên gọi: Bông hồng phương Bắc. Chiang Mai có diện tích gần 20.176 km2 với trên 3 triệu dân. Thành phố Chiang Mai thủ phụ của tỉnh Chiang Mai có diện tích hơn 40km2 với gần 150 ngàn người, xếp thứ 5 sau Bang Kok và một số thành phố khác; là cố đô của vương quốc Lanna với nhiều kiến trúc, đền đài mang đậm nét cổ xưa nổi tiếng lâu đời. Để thu hút khách du lịch, cùng với hệ thống đền, chùa: Wat Pha Ra Sung, Wat Chung Nam, Wat Suan Dok, Wat Ku Tao, Wat Chi Di Luang, Bảo tàng Quốc gia...Công ty du lịch Chiang Mai còn giới thiệu và tổ chức các điểm du lịch độc đáo đậm nét địa phương như Trại voi, làng dân tộc Cổ Dài Karen, trung tâm đá quý, giới thiệu mật ông từ hoa anh túc,tam giác vàng (Myanma- Lào- Thái Land), suối nước nóng, chùa trắng pha lê, chùa vàng Wat Phara That Doi Su Thep, Cung điện mùa đông...Những ngôi đền biểu trưng cho nền văn hóa nông nghiệp - Phật giáo, nhiều danh lam thắng cảnh Chiang Mai tuyệt đẹp, các chùa, chiền nguy nga, tráng lệ, các khu vui chơi giải trí và nhiều Lễ hội truyền thống đặc sắc .

 

Tọa lạc bên sườn núi cao 1.083m, Wat Phara That Doi Suthep là ngôi chùa Vàng độc đáo, nơi được tôn là cội nguồn của đạo Phật tại Thái Land. Tháp chính trong chùa thờ phụng các thánh tích của Phật. Wat Phara That Doi Suthep là một trong những địa danh quan trong, là địa chỉ không thể thiếu mỗi khi đến Thái Land.Không riêng gì chùa Wat Phara That Doi Suthep, rất nhiều đền, chùa của Thái Land trước khi vào chiêm bái, tham quan trang phuc phải chỉnh tề…Cách thành phố Chiang Mai trên 30 km, trại voi Mae Sa nằm giữa thung lũng rộng hàng trăm ha được bao quanh bởi rừng cây bạt ngàn. là ngôi nhà chung của 70 con voi và hàng chục con bò thuần hóa phục vụ khách du lịch. Voi được các quản tưởng huấn luyện một cách bài bản từ chào, cám ơn, vẽ tranh…và mỗi ngày chở hàng ngàn khách qua suối vượt đèo. Trung tâm sản xuất, chế tác đá quý với quy mô vào loại nhất nhì Thái Land luôn nhộn nhịp khách vào ra. Được chứng kiến các tiết mục biểu diễn của rắn tại Trung tâm nghiên cứu rắn độc chắc khó lòng từ chối mỗi khi được nghe giới thiệu tác dụng của sản phẩm rắn độc ở vùng Đông bắc Thái Land này.

 

Tuyến đường cao tốc từ Chiang Mai đến tỉnh Chiang Rai dài trên 350 km xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh ngút ngàn tầm mắt. Xen lẫn giữa rừng cây đại ngàn là những ngôi nhà sàn của người dân địa phương, quanh nhà tràn ngập xoài, chôm chôm, sầu riêng, chuối…Theo anh Xuân Bách, hướng dẫn viên du lịch Công ty Vietravel thì Chiang Rai là một trong những địa phương không chỉ đa dạng các điểm du lịch của Thái Land mà còn là nơi cung cấp các loại nông sản, hàng hóa, rau, củ, quả chất lượng cao cho các tỉnh lân cận cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Cạnh đường cao tốc về Chiang Rai, suối nước nóng 105 độ với ngọn nước phun cao gần 10m. Để khai thác tiềm năng này, cùng với việc đầu tư khu nghĩ dưỡng, trạm dừng chân, Công ty du lịch Chiang Rai đã đầu tư xây kênh dẫn suối nước nóng ra nhiều nhánh tạo không gian ngâm chân cho hàng ngàn du khách qua lại.Điều đáng nói là, người ta chỉ thu các dịch vụ khác…còn miễn phí cho khách ngâm chân. Ông Lê Công Minh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình một thành viên của đoàn tâm sự: “Suối nước nóng Chiang Rai không khác gì suối Bang của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, tuy nhiên họ đầu tư đúng hướng và sớm khai thác có hiệu quả, đúng là “làm chơi ăn thật”. Trên khuôn viên rộng hơn 12 ngàn m2, ngôi đền trắng Woat Rong Khunlà một trong những điểm đến làm nên tên tuổi Chiang Rai. Đền do kiến trúc sư người Thái thiết kế và năm 1997 bỏ vốn đầu tư xây dựng với kinh phí dự kiến trên 50 triệu USD. Toàn bộ công trình màu trắng pha lê theo phong cách Châu Âu kết hợp Thái Land. Mặc dù chưa hoàn thành nhưng mỗi ngày đền Woat Rong Khun đón hàng ngàn, có ngày cao điểm lên đến hàng vạn du khách viếng thăm.

 

Khó khăn lắm chúng tôi mới rời khỏi đền thiêng Wat Rong Khun để đến một địa danh không thể thiếu trong chuyến đi này, đó là Tam Giác Vàng tại cực bắc Thái Land. Nói đến Tam Giác Vàng, ngả ba sông Mê Kong là khu vực cực kỳ nhạy cảm của Myanma, Lào và Thái Land. Người dân địa phương kể lại rằng, vào những năm 1960 khu vực này là trung tâm trồng và chế xuất ma túy lớn nhất Thế giới; những năm đó có tới 160.000ha cây anh túc. Sau nhiều chiến dịch truy quét của Chính phủ Hoàng Gia Thái Land, Lào, đặc biệt Myanma nên hiện nay chỉ còn 20 ngàn hacây hoa anh túc nằm rải rác trên rừng Myanma và Lào... Chiếc tàu du lịch rời bến thuyền Thái Land ngược dòng Mê Kong rồi tăng tốc hướng về Myanma. Những khách sạn, nhà hàng, nhà dân Myanma bên bờ song Mê Kong hiện dần trong nắng chiều vàng nhạt. Nhhững cánh tay vẫy chào, những nụ cười thân thiện của người dân địa phương Myanma phần nào xua bớt nổi lo của mọi người…Chợ Tam Giác Vàng nằm ven song Mê Kong trên đất Laos nhộn nhịphàng hóa, tàu thuyền ngược xuôi. Khác với các trung tâm thương mại Myanma hay Thái Land thì chợ Tam Giác Vàng còn giao dịch cả tiền Việt Nam đồng nên rất thuận lợi cho những ai có nhu cầu mua sắm.Con thuyền rẽ sóng qua sông Mê Kong đưa chúng tôi trở lại đất Thái, chợ Tam Giác Vàng khuất dần để lại phía sau những nhà hàng, khách sạn cao tầng… và sòng bạc lớn nhất Châu Á do Trung Quốc đang đầu tư xây dựng.

 

Mặc dù còn nhiều địa danh chưa được “khai thác” nhưng những điểm mà Công ty lữ hành Quốc tế Vietravel (Chi nhánh Vinh) cũng như một số Công ty lữ hành khác tổ chức tại Chiang Mai- Chiang Rai đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Ông Nguyễn Văn Kỳ, Phó Giám đốc sở Du lịch Quảng Bình cho biết: “Để kết nối được với cố đô Lanna thông qua đường bay Đồng Hới- Chiang Mai, lãnh đạo hai địa phương đã nổ lực hết mình và chuyến bay thương mại ngày 11 tháng 8 năm 2017 trở thành mốc son lịch sử, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại, tham qua học tập của bà con các dân tộc Đông Bắc Thái Land và Miền Trung Việt Nam trong đó có Quảng Bình chúng ta”.

Tác giả : Lê Chiêu Phùng

Bình luận

Bài viết liên quan

Miền cao su thương nhớ...
Những ngày tháng xa nhà
Đuổi bắt bong bóng
Đuổi bắt bong bóng
Vì sao chúng ta viết

Video clip