Tiếng trống học ban đêm

20:23 - 17/01/2011

Tiếng trống học ban đêm (chỉ có ở Cao Lao Hạ) của trường THCS Lưu Trọng Lư là tín hiệu vui cho phong trào nâng cao chất lượng giáo dục.

 

Từ sau cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung” của Bộ giáo dục phát động, chất lượng giáo dục đại trà đã bộc lộ những yếu kém đáng báo động. Đó là việc học sinh ngồi sai lớp, hiện tượng học sinh bỏ học ngày càng tăng, bởi việc thi thật, kết quả thật làm cho số học sinh yếu kém không thể theo được. Do cơ chế cũ một thời gian dài, bệnh thành tích trong đánh giá, đi đôi với việc tiêu cực trong thi cử. Nay cuộc vận động đã bước đầu xiết chặt lại trật tự kỷ cương trong việc dạy và học, chất lượng dạy và học trong 3 năm qua đã có phần chuyển biến của việc: "Học thật, dạy thật, thi thật và kết quả thật". Khi kết quả thật thì nó lộ rõ chất lượng đại trà quá thấp, thi vào lớp 10 THPT  chất lượng càng lộ rõ yếu kém. Điều đó bắt buộc các cá nhân, các tổ khối chuyên môn, các nhà trường phải trăn trở, phải suy nghĩ để tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng đại trà, nâng chất lượng học sinh yếu kém lên trung binh, học sinh trung bình lên khá  ngày càng có hiệu quả. Trường THCS Lưu Trọng Lư, Hạ Trạch Bố Trạch, Quảng Bình, nhờ tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng đại trà mà 3 năm qua trường vẫn giữ được đơn vị tập thể lao động xuất sắc, thi vào lớp 10 THPT  chất lượng  3 năm liên tục, đứng thứ 2 của huyện Bố Trạch, đứng trong tốp đầu của tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt chất lượng đại trà  có nhiều biện pháp tích cực nên  được chuyển loại tăng lên rõ rệt. Đạt được kết quả như vậy nhờ lãnh đạo nhà trường, biết trăn trở có sự đầu tư để tìm ra những giải pháp có hiệu quả.

 

Hàng năm nhà trường tổ chức thi khảo sát đầu năm cho tất cả các bộ môn văn hoá.  Sau đó GV bộ môn phân loại, phân tích lập danh sách HS yếu kém, khá giỏi và HS Trung bình. Sau khi GV bộ môn phân loại xong, nhà trường cho GV bộ môn cam kết đăng ký chuyển loại cho các đối tượng. Từ đó GVCN cũng đăng ký cam kết HS chuyển loại 2 mặt lên cho nhà trường. Từ công việc nội bộ xong,  nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương, tổ chức “hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng đại trà, ngăn ngừa học sinh bỏ học ” hàng năm. Trong hội nghị cấp xã có lãnh đạo các ban ngành cấp xã, cấp thôn, hội phụ huynh, chi hội phụ huynh, hội khuyến học, hội  cựu giáo chức  cùng tham gia,

   

Trong hội nghị này đồng chí chủ tịch UBND xã báo cáo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đại trà, sau đó có bản cam kếtcủaxã, củathôn, củahộiphụhuynh, củagia đình, đốivớinhà  trường, vàngượclại nhà trường cam kết với các tổ chức nói trên. Sau khi thống nhất các điều cam kết, đại diện các tổ chức: UBND, đại diện Thôn, Hội phụ huynh, Hội khuyến học, nhà trường ký vào  bản cam kết, sau đó photo gửi về cho 9 thôn, các ban ngành cấp xã, hội phụ huynh vv… để theo dõi chỉ đạo. Sau hội nghị cấp xã, nhà trường tiếp tục nội dung như trên ở cấp thôn, nhà trường bố trí GV địa bàn mỗi thôn 2-3 đồng chí, bố trí lãnh đạo nhà trường chỉ đạo họp với các vùng. Sau khi các điều cam kết được triển khai sâu rộng trong dân, các ban chỉ đạo cấp xã cấp thôn được thông báo trên loa của xã. Nhờ sự chịu khó đầu tư và sự trăn trở của lãnh đạo nhà trường mà phong trào thi đua học tập sâu rộng trong toàn xã, nó trở thành phong trào Xã hội hoá giáo dục: "cấp xã, cấp thôn đều lo, ngành ngành đều lo,  nhà nhà đều lo, mọi người đều lo…”. Tất cả đều có trách nhiệm chăm lo đến chất lượng giáo dục đại trà.

   

Trong nội dung cam kết có một điều mà tất cả các tổ chức đều vào cuộc là Tổ  chức Tiếng trống học ban đêm. Đêm đến từ thứ 2 đến thứ 6, từ 19 h là tiếng trống phát ra từ trường THCS, sau đó theo dây chuyền trống, kẻng, loa của 9 thôn rộ lên do các trưởng thôn phát lệnh, các gia đình nhắc nhở con cháu ngồi vào góc học tập, cho đến 21 h 30p. Khi có tiếng trống tan học, HS mới được nghỉ.

  

Trong quy định của cam kết, khi HS ngồi vào góc học tập, việc tiếp khách, xem ti vi, sai vặt của bố mẹ vào giờ này cũng được chấm dứt. Ban chỉ huy thôn, phụ nữ, an ninh cùng với các đảng viên, đoàn viên giáo viên phụ trách vùng đi kiểm tra chỉ đạo  thường xuyên hay đột xuất theo quy định để nắm tình hình. Mỗi thôn đều có danh sách học sinh trong thôn ghi kết quả học tập khảo sát đầu năm để theo dõi diễn biến kết quả học tập từng tháng từng kỳ, từng năm.  Kết quả học tập của mỗi học sinh, việc HS bỏ học trong thôn đều ảnh hưởng đến gia đình văn hoá, thôn văn hoá.  Danh hiệu thi đua của bố mẹ ở  hội phụ nữ, hội nông dân, CCB vv... đều có liên quan đến việc học tập của con cháu …Ban chỉ đạo của xã, của trường, của thôn có mối quan hệ gắn bó nắm tình hình chỉ đạo hàng tuần mà tập hợp thông báo ngày chào cờ đầu tuần, phát kết quả trên loa truyền thanh của xã… Nhờ vậy mà 3 năm qua, chất lượng đại trà tăng lên rõ rệt trong tất cả các khối lớp.  Riêng năm học 2008 – 2009, HS tốt nghiệp THCS đạt 94,2%, HS thi vào lớp 10 THPT đạt 91,4%, HS chuyển loại từ yếu lên Trung bình  52 em đạt 15%, HS từ trung bình lên khá 40 em đạt  9,5%. Cuối năm toàn trường yếu còn 15%. Học sinh giỏi các cấp đạt giải học bổng Lưu Trọng Lư  thưởng cho 9 HSG tiêu biếu nhất của toàn trường, 16 HSG cấp huyện, 4 HSG cấp tỉnh. Ngoài ra hội khuyến học xã và trường, dòng họ. Điều đặc biệt là nhà trường, dòng họ  và các thôn  đều có giải thưởng động viên những em HS nghèo vượt khó, HS yếu chuyển lên trung bình.vv..

 

Tiếng trống học ban đêm, một tín hiệu đáng mừng cho phong trào xã hội hoá học tập,  trong giai đoạn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  hiện nay. Tiếng trống học ban đêm của trường THCS Lưu Trọng Lư, Hạ Trạch Bố Trạch, Quảng Bình, xin được xem như một bài học nhỏ cho các nhà trường tham khảo trong phong trào thực hiện cuộc vận động “hai không” và phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực..." của Bộ giáo dục.

 

Tác giả : Cảnh Giang

Bình luận

Bài viết liên quan

Bàn về tên xã mới khi sát nhập 2 xã Hạ Trạch và Mỹ Trạch
Khu dân cư Thôn 3 dự thi tuyến đường nông thôn mới
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Những mẩu chuyện nhà nông
Làng Cao Lao Hạ quê mình

Video clip