Logo Footer
Lorem Ipsum
Website title
Cao Lao, Hạ Trạch quê mình. Bốn bề phong cảnh hữu tình nước non. Cao Lao tiền thế đặt tên. Cao trông vời vợi, Lao bền không xiêu

Nguyễn Văn Trung bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ

Anh Nguyễn Văn Trung, người con của Cao Lao Hạ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Nhân học văn hóa “Chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Ngày 15 tháng 4 năm 2014 tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Trung đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Học viện chuyên ngành Nhân học văn hóa, Mã số: 62 31 65 01 với đề tài “Chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Hồng Hạnh và TS. Lý Hành Sơn

PGS.TS. Phạm Quang Hoan,Chủ tịch Hội đồng

thay mặt Học viện KHXH tặng hoa chúc mừng NCS

Người Ma Coong là một nhóm địa phương của người Bru-Vân Kiều, cư trú chủ yếu tại 19 bản làng dọc biên giới Việt – Lào thuộc hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cho đến nay, trong khi ở nhiều cộng đồng lân cận khác, hình ảnh chủ đất/chủ xứ của họ rất mờ nhạt, thậm chí không còn tồn tại, thì ở cộng đồng người Ma Coong ngôi vị chủ đất/chủ xứ còn tồn tại và đi kèm với nó là những ảnh hưởng lớn của người này tới cộng đồng.

Nghiên cứu đề tài “Chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” là quá trình tác giả tìm hiểu, phân tích và luận giải các vấn đề đang được đặt ra, bao gồm: Chủ đất của người Ma Coong là ai? Họ được hình thành và nối truyền như thế nào? Chủ đất có vị trí, vai trò gì trong đời sống và thiết chế xã hội truyền thống cũng như hiện tại?...

NCS Nguyễn Văn Trung

chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện

Luận án được đánh giá là công trình nghiên cứu có tính hệ thống và chuyên sâu về vấn đề chủ đất của cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; Góp phần làm rõ những nét tương đồng và khác biệt về vị trí, vai trò của chủ đất người Ma Coong với chủ đất của một số dân tộc khác; Cung cấp những luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách đối với các tộc người thiểu số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Luận án được 7/7 thành viên Hội đồng nhất trí tán thành./.

Tác giả: Mai Hoa

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Video mới nhất

    Hồ Vực Sanh

    Hình ảnh mới nhất

    Hình ảnh quê hương xuân 2024

    Thống kê truy cập

    Hôm nay: 1666

    Trong tuần: 25289

    Trong tháng: 75108

    Tổng số: 212303

    Đang online: 85