Logo Footer
Lorem Ipsum
Website title
Cao Lao, Hạ Trạch quê mình. Bốn bề phong cảnh hữu tình nước non. Cao Lao tiền thế đặt tên. Cao trông vời vợi, Lao bền không xiêu

Viện chủ chùa Vô Ưu, Q. Tân Bình, Tp. HCM gặp mặt lãnh đạo xã

Viện chủ chùa Vô Ưu, Ni trưởng Thích Nữ Như Phương gặp lãnh đạo xã trao đổi về việc khôi phục lại chùa Cao Lao Hạ

Vào sáng ngày 13/12/2020 tại văn phòng UBND xã Hạ Trạch, thường vụ đảng ủy xã Hạ Trạch tổ chức cuộc họp để bàn về khôi phục kiến thiết chùa làng, chủ trì buổi làm việc có ông Lê Quang Nho Bí Thư Đảng ủy xã, cuộc họp thảo luận với nội dung như sau:

Thông qua buổi làm việc để bàn kế hoạch thực hiện kiến thiết khôi phục xây dựng lại Chùa làng, thành phần tham dự về phía thường vụ đảng ủy xã gồm có ông Lê Quang Nho Bí thư, Nguyễn Văn Duy phó bí thư, Lưu Bá Lâm chủ tịch xã, Nguyễn Thành Chung chủ tịch mặt trận, Lê Quang Thành phó chủ tịch xã về phía khách mời tham dự có ông Lê Quang Châu, Nguyên Xuân Hòa, Nguyễn Văn Xiêm, Lê Văn Huynh, Lưu Văn Tác, Lê Anh Tuấn, Lê Văn Búa, về phía nhà sư có Ni Trưởng Thích Nữ Như Phương, Viện chủ chùa Vô Ưu ở quận Tân Bình, TP HCM và các đệ tử.

Nội dung triển khai công việc khôi phục chùa làng.

Sau lời giới thiệu của Bí thư Đảng ủy xã Lê Quang Nho, chủ tịch UBND Lưu Bá Lâm xã mời các cụ cao niên phát biểu ý kiến trước:

Ý kiến của các cụ lớn tuổi một thời đã từng theo cha mẹ vào chùa thắp hương mỗi dịp lễ:

Theo các cụ:

Vị trí chùa nằm về hướng Tây Nam; chùa Cao Lao ngày xưa không có sư thầy, chùa có sãi, mỗi dịp lễ, rằm, mồng 01 thầy phù thủy cúng, sau khi cúng xong dân làng được ẩm thực; Chùa là nơi tổ chức lễ mừng thọ của dân làng; những gia đình có người thân đỗ đạt đều lên đình, chùa cúng; một số người dân trước khi đi xa làm ăn đều qua đình và chùa để cúng xin lộc; theo lời kể cụ cố Lê Văn Tri trước khi vào bộ đội Ông Mệ Hộ dẫn lên đình và chùa cúng trước khi đi, ngoài lễ còn cúng bằng hiện vật tại đình và chùa 2 chỉ vàng. Chùa làng nằm trong quần thể tín ngưỡng của làng gồm: Đình, chùa, miếu mão; do chiến tranh tàn phá nay chùa không còn nữa, tuy nhiên nền đất chùa hiện nay đang còn, do đó rất thuận lợi trong việc cấp quyền sử dụng đất. Ngày xưa kinh tế khó khăn Tổ tiên đã xây đình, chùa miếu mão; ngày nay đời sống được nâng cao, kinh tế giàu có; Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm xây dựng lại chùa.

Các cụ thống nhất đề nghị Ni Trưởng Thích Nữ Như Phương hỗ trợ làng về mọi mặt để dân làng sớm khôi phục lại chùa, trước mắt hỗ trợ về thiết kế chùa và nằm trong thành phần ban vận động kinh phí.

Xây chùa là việc làm có nhiều ý nghĩa để cho các thế hệ con em chúng ta mãi mãi về sau đến chùa học các giá trị đạo đức, tình yêu thương lẫn nhau; nơi giáo dục hướng thiện, cha mẹ đến chùa để về dạy con cháu sống hướng thiện;

Xây chùa là tích công đức lớn không những bản thân được hưởng mà ông bà nhiều đời còn được hưởng; để phục vụ tốt công tác triển khai xây dựng chùa chúng ta nên đi đến các chùa Phúc Tự, Lệ Sơn, Xã Văn Hóa, Chùa Kim Nại (mới đưa vào hoạt động cách đây 3 tháng), thôn Kim Nại, xã An Ninh, chùa Thanh Quang, Chùa Cổ Tự xã Thanh Trạch để xem xét về mọi mặt.

Tiếp theo ý kiến của các lãnh đạo xã, Ni Trưởng Thích Nữ Như Phương chia sẽ kinh nghiệm trong việc kiến thiết, quản lý chùa:

Chùa thờ phật; Tổ tiên có Chùa, bây giờ triển khai xây lại chùa với sự nỗ lực của dân làng, bên cạnh đó có thần linh hỗ trợ; người xưa nói đất vua, chùa làng, phong cảnh phật, thờ phật là thờ đấng giác ngộ, vị giáo chủ cõi ta bà, là thế giới hiện tại chúng ta đang sống; thờ để giữ long mạch cho làng, để dân đến học pháp, học giác ngộ của phật; nâng cao tinh thần, vào chùa để học tập nâng cao đạo đức của mình, nâng cao giáo dục phổ thông, nghề, trở thành 1 người dân đầy đủ, vào chùa học tốt để có nghị lực tốt, làm việc có đạo đức, chùa có thể hoàn thiện đạo đức.

Về kinh phí để xây chùa: Sư cô nói người dân đóng 1 đồng cũng quý, đó là công đức của họ, lâu nay ở Việt Nam nhà nước chưa bao giờ bỏ kinh phí ra để xây chùa.

Ni Trưởng nhận vào ban vận động kinh phí ở khu vực Sài Gòn để quyên góp kinh phí xây chùa.

Để kết thúc cuộc họp, đồng chí bí thư xã Lê Quang Nho kết luận:

Cơ bản các thành viên dự họp thống nhất phục dựng lại chùa; đất chùa đang thuộc UBND xã quản lý, đất bằng chưa sử dụng, hiện tại đất đang sản xuất nông nghiệp do UBND xã quản lý.

 

Tác giả: Lê Anh Tuấn

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Video mới nhất

    Hồ Vực Sanh

    Hình ảnh mới nhất

    Hình ảnh quê hương xuân 2024

    Thống kê truy cập

    Hôm nay: 1659

    Trong tuần: 25282

    Trong tháng: 75101

    Tổng số: 212296

    Đang online: 83