Logo Footer
Lorem Ipsum
Website title
Cao Lao, Hạ Trạch quê mình. Bốn bề phong cảnh hữu tình nước non. Cao Lao tiền thế đặt tên. Cao trông vời vợi, Lao bền không xiêu

Hạ Trạch của em

Bài viết của em Lưu Thùy Vân, lớp 8, đạt giải khuyến khích cuộc thi Viết về làng quê của em” do trường THCS Lưu Trọng Lư phát động, trang tin caolaoha.com tài trợ kinh phí

Học sinh  Lưu Thùy Vân (Ảnh: Trường THCS Lưu Trọng Lư)

Hạ Trạch, đó là tên gọi của hương tôi thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hạ Trạch còn gọi là làng Cao Lao Hạ, xưa gọi là làng Kẻ Hạ.

Các cụ đồ Nho giải thích hai chữ Cao Lao rằng:

“Cao Lao tiền thế đặt tên

Cao: trông vời vợi, Lao bền không xiêu”.

 Thời cổ đại Cao Lao cũng như toàn cõi đất Quảng Bình,theo truyền thống thuộc vào đất Chiêm Thành,lúc đó chưa có tên như hiên nay. Phải trải qua nhiều thay đổi địa giới và lãnh thổ mới có được như hiện nay.

Đối với làng Cao Lao Hạ, theo truyền tụng cũng bắt nguồn từ những người di dân lập ấp từ thời Lý, Trần.

Tính đến nay cũng đã được khoảng 500 năm. Nhưng theo gia phả một só dòng họ ở lâu đời nhất, có văn bản ghi chép, từ thời Hậu Lê, rõ nhất là thời Lê Thánh Tông (1470), xuống chiêu mộ dân lập ấp vào châu Bố Chính.

 Đây là lần di dân lớn của triều Lê. Người bốn trấn phương đều hưởng ứng chiếu di dân nhiều.Phần phía Nam sông Gianh danh dự đón tiếp người Thanh -Nghệ đến lập làng xóm,khai hóa ba làng Cao Lao liền, gọi là Cao Lao Thượng (Kẻ Thạng), Cao Lao Trung (Kẻ Truông), Cao Lao Hạ (Kẻ Hạ).

Hiện nay xã Hạ Trạch gồm có 24 họ lớn nhỏ đang sinh sống và phát triển ở một làng quê nôi tiếng khoa giáp. Các dòng họ trong xã có nhiều họ trùng tên như họ Lưu có 3 họ: Lưu Làng, có chữ lót là Văn,…; Lưu Quan, có chữ lót là Đức, Trọng, Bá, Quý,...; Lưu Công có chữ lót là Văn,…

Dường như có sự phân công từ thuở sơ khai ở 3 họ Lưu. Mỗi họ nối đời giữ một địa vị trong xã hội:

  +Lưu Làng phân công nắm chính quyền và chịu trách nhiệm trước sự hưng thịnh của làng xã.

  +Lưu Quan chuyên nối dõi thi cử ra làm quan.

  +Lưu Công chuyên chăn chú nội bộ họ tộc, chăm lo sự nghiệp con cháu dòng dõi.

 Toàn xã Hạ Trạch trước kia có 2 Hợp tác xã là Thống Nhất và Trường Lưu. Làng Rẫy có 4 thôn: thôn 3, thôn 4, thôn 8, thôn 9; tên thôn xóm này lấy nguyên gốc từ hai hợp tác xã. Hợp tác xã Thống nhất có bốn thôn hai thôn ngoài làng: thôn 1, 2, hai thôn làng rẫy: thôn 3,4. Hợp tác xã Trường lưu có 5 thôn ba thôn ngoài làng: thôn 5,6,7; hai thôn làng rẫy là thôn 8,9.

 Như vậy xã Hạ Trạch hiện nay gồm có hai khu vực: khu vực ngoài làng 5 thôn, khu vực làng rẫy 4 thôn; dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy và UBNN xã Hạ trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Dù đã trãi qua bao thăng trầm lịch sử, làng Cao Lao Hạ vẫn giữ được sự bền vững và tồn tại trong các triều đại phong kiến khác nhau. Họ đã cần cù lao động, khai khẩn ruộng đất, đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ cuộc sống và biến miền đất xa lạ này thành quê hương thứ hai và trong thực tế đã trở thành nơi chôn rau cắt rốn của biết bao thế hệ.

Đó chỉ là lịch sử hình thành và phát triển của làng Cao Lao Hạ thôi. Vậy bạn đã biết đến địa lí tự nhiên của Cao Lao Hạ chưa?

Nếu chưa thấy hãy theo chân tôi nhé!

Làng cao Lao Hạ là một miền quê nằm bên hữu ngạn sông Linh Giang (Sông Gianh) cho đến phía bắc.

Trên đường quốc lộ 1A từ Hà Nội đi vào, du khách qua cầu Ganh khoảng 1m rồi rẽ phải là vào địa phận xã Hạ Trạch.

Tọa độ địa lí xã Hạ Trạch ở vào khoảng 17o41’10” vĩ bắc, 106o26’ độ kinh đông.

Địa hình Cao Lao Hạ lấy núi sông làm hướng chính định cư. Vị trí thiên nhiên hữu tình này là nơi có nét đẹp của bàn tay con người tạo  dựng nên.

Đứng trên tầm cao mà nhìn, làng Cao Lao Hạ có hình dáng như chiếc thuyền Long Châu đang thả neo trên dòng sông Linh Giang (Sông Gianh) xanh biếc.

Vào Hạ Trạch như đi vào ô cờ, những đường ngang, ngõ dọc cao lúc, rộng rãi, thấy hàng, sạch sẽ, có cây cao bóng mát.

Đất nơi đây phì nhiêu rộng rãi, sông sâu, rừng rậm, núi cao góp phần tạo nên tầm nhìn phóng khoáng đến sự khai mở văn hóa, kinh tế…

Người Cao Lao Hạ đi đâu cũng nhớ quê, tự hào là người Cao Lao. Bao nhiêu tình nặng trĩu ấy là bấy nhiêu tình không bao giờ phụ lòng tổ tiên, luôn luôn nâng niu quý trọng giá trị mà các bậc tiền nhân đã dày công vun đắp.

Tác giả: Lưu Thùy Vân

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Video mới nhất

    Nủ ơi, Nủ à

    Hình ảnh mới nhất

    Hình ảnh quê hương xuân 2024

    Thống kê truy cập

    Hôm nay: 827

    Trong tuần: 19373

    Trong tháng: 70375

    Tổng số: 11710752

    Đang online: 52