Lịch sử xã Hạ Trạch 1470 – 2015 (Phần 16)

10:39 - 20/12/2020

Giới thiệu phần 16, cuốn “Lịch sử xã Hạ Trạch 1470 - 2015” do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 2019.

Lịch sử xã Hạ Trạch 1470 – 2015 (Phần 16)

Tiếp theo...và hết.

* Bài học thứ 2:

Tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, quan tâm chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng kiến thiết nước nhà. Đây là nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng.

Cách mạng là sự ngiệp của quần chúng, trong các cuộc cách mạng xã hội cũng như trong công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước, quần chúng nhân dân giữ vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, doanh nhân văn hóa thế giới đã khẳng định: Nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thắng lợi nhiều, giúp đỡ ít thì thắng lợi ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn.

Lịch sử hình thành và phát triển làng Cao Lao Hạ cho thấy vai trò vị trí của quần chúng nhân dân vô cùng to lớn. Từ một vùng đất hoang hóa lâu đời, cây cỏ, năn, lác, bần, sác mọc dày đặc, um tùm, cây rừng sống trên dãy núi Lệ Đệ rậm rạp...

Cư dân làng Cao Lao Hạ hàng chục thế hệ nối tiếp nhau đoàn kết, đồng sức đồng lòng, khai phá mở mang từ hàng chục mẫu đến hàng ngàn héc ta đất đá đồi núi thành khoai sắn, thành rừng cây công nghiệp, cây ăn quả, biến đồng sâu năn, lác, cải tạo vùng đất mặn sác, bần thành những cánh đồng màu mỡ trồng lúa, trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... biến những hồ vực nước sâu thành những hồ đập chứa hàng triệu mét khối nước phục vụ sản xuất cuộc sống sinh hoạt của nhân dân. Không những đoàn kết giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất xây dựng quê hương, nhân dân làng Cao Lao Hạ còn đoàn kết đóng góp nhiều công sức, của cải vật chất, dũng cảm, chiến đấu xây dựng bảo vệ quê hương, vùng đất miền biên ải của đất nước trong các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực, lãnh thổ giữa các triều đại phong kiến hai miền Nam Bắc.

Đặc biệt, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhân dân làng Cao Lao Hạ (Hạ Trạch) đã đoàn kết bên các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền ở địa phương dũng cảm đứng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống sưu cao thuế nặng, chống cửa quyền chèn ép dân lành, góp phần cùng toàn dân cả nước nói chung, Cao Lao Hạ nói riêng đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, dành chính quyền về tay nhân dân. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, và chống Mỹ cứu nước, xã Hạ Trạch là một trong những địa bàn trọng điểm bị địch đánh phá ác liệt nhất với tính chất hủy diệt, song với bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, nhân dân Hạ Trạch vượt lên mọi khó khăn, gian khổ hy sinh, vững vàng bám trụ quê hương, một tấc không đi, một ly không rời, nắm chắc tay cày tay súng, tay cuốc tay súng vừa lao động sản xuất vừa chiến đấu chống dịch càn quét, bắn máy bay địch, lập nhiều chiến công xuất sắc. Đồng thời, tham gia bảo vệ, vận chuyển hàng vạn cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong và hàng vạn tấn hàng hóa được tập kết và vận chuyển qua địa bàn xã chi viện vào miền Nam. Vừa làm tròn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phương, cán bộ nhân dân xã Hạ Trạch đã động viên, tiễn đưa hàng ngàn lượt thế hệ thanh niên con em yêu quý của quê hương tòng quân lên đường đi chiến đấu trên các chiến trường từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, Lào, Campuchia... góp phần nhỏ bé cùng quân dân cả nước đánh thắng hoàn toàn kẻ thù xâm lược. Với những chiến công đặc biệt xuất sắc, cán bộ nhân dân xã Hạ Trạch vinh dự được Đảng, Chính phủ phong tặng Dang hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bước sang giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế và thực hiện đường lối đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, biến đau thương mất mát trong chiến tranh thành hành động cách mạng trong hòa bình xây dựng, cán bộ nhân dân đã phát huy truyền thống yêu nước thương nòi, đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khai hoang phục hóa, cải tạo ruộng vườn, mở rộng diện tích sản xuất thâm canh. Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, mạnh dạn đầu tư, mở mang ngành nghề sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống. Đồng thời huy động sức mạnh cộng đồng con em quê hương sinh sống ở gần, xa hướng về cội nguồn chung tay, chung sức xây dựng quê hương Hạ Trạch phát triển vững chắc trên con đường đổi mới. Nét đặc trưng tiêu biểu của làng quê Hạ Trạch trong công tác huy động sức mạnh tổng hợp sức dân đó là biết huy động sức mạnh con cháu trong từng dòng họ, biết tranh thủ uy tín của Hội đồng họ tộc, của các bậc cao niên trong các dòng họ để giáo dục vận động con cháu cống hiến tài lực, công đức cho xã hội và xây dựng quê hương, làng xóm, họ hàng đoàn kết phát triển vững mạnh đi lên chặng đường mới, đó là một thế mạnh đặc trưng của làng Cao Lao Hạ (Hạ Trạch).

* Bài học thứ ba:

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp công tác chặt chẽ giữa các ban, ngành, các tổ chức Đoàn, Hội, đây là nhân tố quan trọng góp phần quyết định thắng lợi việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử trên quê hương Hạ Trạch.

Các tổ chức đoàn thể, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc xã là cầu nối trực tiếp gắn liền giữa cấp ủy, chính quyền với các tầng lớp nhân dân trong xã. Là nơi truyền đạt, hướng dẫn, tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, của cấp trên và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, xem xét, đề đạt ý kiến của dân lên chính quyền nghiên cứu, xem xét khi quyết định ban hành chủ trương, phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế chính trị văn hóa xã hội ở địa phương; giải quyết khắc phục những tồn tại, thiếu sót, tiêu cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương.

Thực tiễn cho thấy ngay từ những ngày đầu thành lập Làng và trải qua các triều đại phong kiến, các bậc Thủy tổ của làng, các vị chức sắc dưới chế độ phong kiến, có tinh thần yêu nước thương dân đã biết tranh thủ những người có uy tín trong làng, xóm, những vị chức sắc có tư tưởng tiến bộ để tổ chức, hướng dẫn, vận động nhân dân phát triển sản xuất, đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống thiên tai khắc nghiệt, chống chiến tranh giữa các thế lực phong kiến, bảo vệ vùng biên ải, bảo vệ quê hương. Trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước cũng như thực hiện công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng đất nước. Các ngành, công an xã, thông tin, văn hóa xã hội, các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội Phụ lão, Hội cựu chiến binh... đã phát huy vai trò nồng cốt đoàn kết xung quanh ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã tham mưu phục vụ cấp ủy, chính quyền tổ chức tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn, vận động quần chúng nhân dân, đoàn viên, hội viên, lực lượng dân quân tự vệ, công an xã triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, của Chính phủ, của các ngành, các cấp trong từng giai đoạn cách mạng. Trong thành tích vẻ vang của cán bộ và nhân dân xã Hạ Trạch được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, tặng thưởng nhiều thành tựu cao quý, có sự đóng góp, tài trí, công sức lớn lao của các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội của xã.

Nhận rõ vai trò, vị trí quan trọng của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội nên trong suốt chặng đường cách mạng, cấp ủy, chính quyền Hạ Trạch thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng củng cố bộ máy tổ chức cán bộ các ngành, Mặt trận, công an, xã đội, văn hóa thông tin, các tổ chức đoàn, hội... vững mạnh toàn diện về tổ chức chính trị, phẩm chất, năng lực đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được chính quyền và nhân dân giao phó.

* Bài học thứ tư:

Thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ vững mạnh về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ phân công.

Con người là chủ thể đặc biệt làm ra lịch sử, quyết định, định hướng phát triển của lịch sử xã hội, trong đó vai trò của những người đứng đầu tổ chức lãnh đạo từng giai đoạn lịch sử có vị trí rất quan trọng góp phần tạo sự chuyển biến của lịch sử.

Cán bộ là công bộc của dân, là tầm gương cho quần chúng nhân dân soi xét, học tập noi theo. Là người trực tiếp tổ chức tuyên truyền hướng dẫn, vận động, giáo dục bồi dưỡng nhân dân nắm, hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc chương trình hành động, các chủ trương chính sách, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, của cấp trên đề ra. Cán bộ là xương cốt của phong trào “Cán bộ nào thì phong trào nấy”, ở đơn vị địa phương nào có đội ngũ cán bộ cứng, vững phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực hoạt động xông xáo, năng động thì ở địa phương đó phong trào cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phát triển sôi động, phong phú, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ tham gia tích cực phát huy hiệu quả cao nhất.

Chính đội ngũ cán bộ giữ vai trò vị trí quan trọng trong đời sống chính trị xã hội, dó đó trong suốt chặng đường hình thành, xây dựng phát triển làng Cao Lao Hạ (Hạ Trạch) từ các bậc tiên sinh đến các thế hệ lãnh đạo nối tiếp và nhân dân địa phương luôn luôn quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương phát triển vững mạnh. Thực hiện quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong từng giai đoạn lịch sử, cán bộ, nhân dân, Đoàn viên, Hội viên đã sáng suốt lựa chọn bầu hàng trăm lượt cán bộ có đủ tư cách, phẩm chất năng lực công tác vào cấp ủy các cấp, vào Hội đồng nhân dân xã, ban lãnh đạo, các tổ chức chính trị Đoàn, Hội ở địa phương, làm nồng cốt tố chức lãnh đạo thực hiện mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra ở từng giai đoạn cách mạng.

Trong quá trình công tác tùy theo chức năng nhiệm vụ được phân công lãnh đạo, bố trí cho cán bộ luân phiên đi dự các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về lý luận chính trị về năng lực nghiệp vụ quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, an ninh quốc phòng, nông lâm ngư nghiệp, y tế, văn hóa xã hội để nâng cao trình độ, kiên thức, năng lực thực hiện nhiệm vụ của cán bộ. Đồng thời lãnh đạo địa phương thường xuyên quan tâm tổ chức cho đội ngũ cán bộ được quán triệt học tập tiếp thu tinh thần nội dung các chủ trương chính sách, Chỉ thị Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, của cấp trên và Chương trình hành động của địa phương. Tạo mọi điều kiện cho đội ngũ phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao.

 

 

 

 

 

Phụ Lục:

 

 

I, NHỮNG ĐƠN VỊ CÁ NHÂN ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG

 

* Đơn vị anh hùng: Tập thể cán bộ và nhân dân xã Hạ Trạch

* Cá nhân: Anh hùng Lê Văn Tri, Nguyễn Văn Tương

* Mẹ Việt Nam anh hùng:

  1. Mẹ Nguyễn Thị Thuyệt - Sinh năm: 1915. Có 2 con là Liệt sĩ.
  2. Mẹ Nguyễn Thị Hiền - Sinh năm: 1890. Có 1 con duy nhất là Liệt sĩ.
  3. Mẹ Nguyễn Thị Thuyền - Sinh năm: 1901. Có 3 con là Liệt sĩ.
  4. Mẹ Nguyễn Thị Thiệp - Sinh năm: 1905. Có 1 con duy nhất là Liệt sĩ.
  5. Mẹ Lưu Thị Thuyến - Sinh năm: 1907. Có 1 con duy nhất là Liệt sĩ.
  6. Mẹ Lưu Thị Cưu - Sinh năm: 1898. Có 1 con duy nhất là Liệt sĩ.
  7. Mẹ Lê Thị Duyền - Sinh năm: 1901. Có 1 con duy nhất là Liệt sĩ.
  8. Mẹ Lưu Thị Én - Sinh năm: 1890. Có 1 con duy nhất là Liệt sĩ.
  9. Mẹ Lê Thị Háo - Sinh năm 1900. Có 1 con duy nhất là Liệt sĩ.
  10. Mẹ Lê Thị Tâm - Sinh năm 1902. Có 1 con duy nhất là Liệt sĩ.
  11. Mẹ Lưu Thị Con - Sinh năm 1901. Có 2 con là Liệt sĩ.
  12. Mẹ Nguyễn Thị Thuận - Sinh năm: 1923. Có 1 con duy nhất là Liệt sĩ.
  13. Mẹ Nguyễn Thị Tiển - Sinh năm: 1899. Có 2 con là Liệt sĩ.
  14. Mẹ Nguyễn Thị Rúi - Sinh năm: 1920. Có 1 con duy nhất là Liệt sĩ.
  15. Mẹ Nguyễn Thị Hấn - Sinh năm: 1901. Có 1 con duy nhất là Liệt sĩ.
  16. Mẹ Lưu Thị San – Sinh năm: 1901. Có 2 người con duy nhất là Liệt sĩ.
  17. Mẹ Nguyễn Thị Dung – Sinh năm: 1912. Có chồng và 1 người con duy nhất là Liệt sĩ.
  18. Mẹ Lê Thị Cháu – Sinh năm: 1918. Có 2 người con duy nhất là Liệt sĩ.
  19. Mẹ Lê Thị May – Sinh năm: 1909. Có 1 người con duy nhất là Liệt sĩ.
  20. Mẹ Nguyễn Thị Đương – Sinh năm: 1907. Có chồng và 1 người con duy nhất là Liệt sĩ.
  21. Mẹ Nguyễn Thị Đuyển – Sinh năm: 1898. Có chồng và 1 người con duy nhất là Liệt sĩ.
  22. Mẹ Lưu Thị Duyên – Sinh năm: 1917. Có 2 người con là Liệt sĩ.
  23. Mẹ Nguyễn Thị Dỵ – Sinh năm: 1901. Có 2 người con là Liệt sĩ.
  24. Mẹ Lê Thị Luyến – Sinh năm: 1907. Có 1 người con duy nhất là Liệt sĩ.
  25. Mẹ Nguyễn Thị Vính – Sinh năm: 1912. Có 2 người con là Liệt sĩ.
  26. Mẹ Lưu Thị Cam – Sinh năm: 1907. Có 2 người con là Liệt sĩ.
  27. Mẹ Nguyễn Thị Cháu – Sinh năm: 1917. Có 2 người con là Liệt sĩ.
  28. Mẹ Lưu Thị Oa – Sinh năm: 1917. Có 2 người con là Liệt sĩ.
  29. Mẹ Nguyễn Thị Miến. Năm 1895. Có 1 người con duy nhất là Liệt sĩ.
  30. Mẹ Lưu Thị Huốt. Năm 1926. Có 1 người con duy nhất là Liệt sĩ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số từ ngữ người Cao Lao Hạ (Hạ Trạch) thường dùng so với từ phổ thông

 

Từ ngữ - tiếng phổ thông

Từ ngữ - tiếng địa phương

Từ ngữ - tiếng phổ thông

Từ ngữ - tiếng địa phương

Anh

Eng

Sợ

Lện

Em

iêm

Khôn

Khun

Mẹ

Mạ

Túi áo

Bâu áo

Mệ

Đẹp

Khéo

Chị

Thối

Thúi

Vỡ hoang

Phợ huang

Bậy bạ

Ba láp

Nướng

Náng

Cưới chồng

Cưới dôông

Xanh mặt

Xeng mặt

Cưới vợ

Cưới cấy

Còn

Lưa

Trồng cây

Lôông cơn

Ngồi xổm

Chọ họ

Cây lúa

Cơn ló

Chậm rải

Rụng rại

Gạo

Cấu

Cúi luồn

Cúi lòn

Chân

Cẳng

Bánh

Béng

Cái chăn

Mền

Rượu

Riệu

Củ khoai

Cổ khuôi

Ruột

Rọt

Cây rựa

Cơn rạ

Đánh nhau

Đập chắc

Rựa cùn

Rạ leng

Da

Đa

Cái xẻng

Xên

Ông già

Ôông tra

Cái giường

Chờng

Hôn hít

Hun hít

Quần đùi

Quần cụt

Guốc

Cuốc

Cái thuổng

Chòng

Ngủ

Théc

Cuốc nhỏ

Chét

Áo trẻ

Nón

Lịp

Nhà dột

Nhà thốt

Bát

Đọi

Nói phét

Nói khoét

Cái môi

Lợp nóc nhà

Tráp noóc

Xắc

Xéc

Rầm nhà

Tra

Gốc

Côộc

Bóng râm

Bóng dim

Buộc

Cột

Đuổi nhau

Rượt (đòi) chắc

Ghế

Kế

ở xa

ở ngái

Trên

Côi

Gần

Kề

Dưới

Đưới

Bẩn

Tởm

Nước

Nác

Té, ngã

Bổ

Gáy

Ót

Cưỡi

Cợi

Thái dương

Màng tang

Nhen lửa

Dem lạ

Đầu gối

Trôốc cúi

Khỏe (mạnh)

Sức

Thân lúa

Toóc

Tro

Mun

Sân

Cươi

Sợi chỉ

Chạc chịn

Giếng

Chiếng

Nhiều

Hung

Gàu múc nước

Mo

Tanh

Teng

Gàu tát nước

Khau

Mặc

Mang

Đầu

Troốc

Vỗ tay

Phộ tay

Đường sá

Đàng sá

Xanh

Xeng

Sâu

Su

Lười (nhác)

Dác

Dây

Chạc, dợ

Học chữ

Hoọc trự

Lưởi

Lại

Ăn trầu

Ăn trù

Gãy

Lọi

Chậu

Thau

Sửng

Cạy

Hứng nước

Hớng nác

Gánh

Sương

Nách

Néc

Mượn

Mạn

Cái sừng

Trừng

Lẻ gổ

Lẹ săng

Lớn

Nậy

Đi làm

Đi mần

Gậy

Cậy

Đi chơi

Đi dợi

Tối

Túi

Cái sàng

Cấy tràng

Sao vậy

Răng rứa

O dượng

O trượng

ở đâu

Lộ mô

Ở giữa

Chặng trựa

Thế này

Ri nì

Chặn đường

Chận đàng

Chừa lại

Trừa lại

Chụp lấy

Truập lấy

Khi nào

Khi mô

Khoan đã

Hại đã

Cái đó

Cấy nớ

Đoàn viên

Đuồn viên

Cái kia

Cấy tê

Cái chổi

Chụi

Ngày kia

Chầu tê

ỉa

Ngày xưa

Mọi chầu

Đái

Đấy

Mách

Méc

Thả lưới

Thả lái

Buổi chiều

Buổi triều

Cái dĩa

Cấy tịa

Con sâu

Con trâu

Cái gì

Cấy chi

Chọi cù

Trọi vụ

Nguội

Lắng

Làm sao

Mần răng

Thấy chưa

Chộ chưa

Cha mẹ

Bọ mạ

Nghịch ngỗ

Lúc lác

Cây

Cơn

Ruồi muỗi

Ròi mọi

Nồi đất kho cá

Tréc đất

Kéo căng

Kéo năng

Mừng

Mờng

Lúa trổ đồng

Ló lộ

Ông bà

Ôông mệ

Cơm không độn

Cơm rặt

Anh em

Eng iêm

Chốc nữa

Chặp nựa

Chị gái

ạ cấy

Cây bầu

Cơn bù

Chừa chưa

Khớn chưa

Củ nâu

Cộ nu

Sau mông

Sau khu

Vợ chồng

Cấy dôông

Nhiều lắm

U ê

Bây giờ

Chừ

Đống to

Đôống chụi ụi

Ruộng sâu

Roọng su

Gầy gò

Tóm xo

Quả

Trấy

Không thấy

Khôông chộ

Con hổ

Con khái

Giả vờ

Dạ đò

Cá gáy

Cá cáy

Củ

Cộ

Cá diếc

Cá chiếc

Làm bạn

Mần chúng

Cá chạch

Cá zét

Rất nhọn

Dọn hoắt

Con ếch

Con êếc

Chước rượu

Chước tựu

Cua đồng

Đam

Em

Út

Con rắn

Tắn

Vừa

Bưa

Cua đồng to

Đam kềng

Đầy

Bun

Con tép

Trép

Bằng nhau

Ngang chắc

Chim sẻ

Rặt rặt

Hòa nhau

Cân sức

Hòa

Hùa

Đánh rấm

Địt

Luộc

Loọc

Đây này

Đay nì

Đòn gánh

Lẹ triêng

Thèm

Sèm

Giường tre

Chọng

Dai

Đai

Đủ

Khặm

Vẫn còn

Hại lưa

Mốc

Moốc

Giành nhau

Treng chắc

Nhớ nhung

Dớ dung

Hộp diêm

ống kẹc

Dựa

Tựa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

- Lịch sử Quảng Bình - Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Bình - Tập I, II, III

- Lịch sử Đảng bộ huyện Bố Trạch I, II, III

- Lịch sử Công an tỉnh Quảng Bình (1945 - 1975; 1975-1995)

- Lịch sử Công an huyện Bố Trạch (1945-2010)

- Địa chỉ làng Cao Lao Hạ - Nhà xuất bản Thuận Hóa 2007

- Quảng Bình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954

- Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ cứu nước

(Thường vụ Tỉnh ủy - Đảng ủy, Ban chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình 1994)

- Các triều đại Việt Nam - Nhà xuất bản văn hóa - Thông tin 2009

- Lịch sử xã Bắc Trạch 1945-1975 xuất bản năm 1999

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Hạ Trạch các nhiệm kỳ 19, 20, 21, 22, 25...

- Báo cáo công tác của Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã Hạ Trạch

- Văn lễ Đình làng Cao Lao Hạ (Văn tề Đình Trang)

- Gia phả các Dòng họ của Làng Cao Lao Hạ.

- Tư liệu cung cấp của các nhân chứng lịch sử (các vị cao niên của Làng, các đồng chí Lãnh đạo xã qua các thời kỳ...

- Các bài viết đăng trên các báo, Tạp chí của Trung ương và địa phương liên qua đến Làng Cao Lao Hạ - xã Hạ Trạch

 

Bình luận

Bài viết liên quan

Bàn về tên xã mới khi sát nhập 2 xã Hạ Trạch và Mỹ Trạch
Khu dân cư Thôn 3 dự thi tuyến đường nông thôn mới
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Những mẩu chuyện nhà nông
Làng Cao Lao Hạ quê mình

Video clip