LỊCH SỬ XÃ HẠ TRẠCH 1470 – 2015 (PHẦN 2)

17:29 - 23/04/2020

Giới thiệu phần 2, cuốn “Lịch sử xã Hạ Trạch 1470 - 2015” do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 2019

LỊCH SỬ XÃ HẠ TRẠCH 1470 – 2015 (PHẦN 2)

 Kính mời xem phần 1 tại đây

https://caolaoha.com/lich-su-xa-ha-trach-1470-2015.html

  1. Môi trường và cộng đồng dân cư

          Tiền sử cư dân làng Cao Lao Hạ (Hạ Trạch) gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển cư dân tỉnh Quảng Bình. Đến năm 1470 vua Lê Thánh Tông xuống chiếu chiêu mộ dân vào lập ấp ở Châu Bố Chính: “Bố Chính đất rộng người thưa, liền với Châu Hoan vậy quân và dân đến đó khẩn khoan sẽ có lợi lớn…”. Theo chiếu chiêu mộ của Nhà vua, một số quan quân, tướng lĩnh triều đình đã đem theo quân lính, gia đình, bà con từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vào vùng đất ven bờ Nam sông Gianh bên chân dãy núi Lệ Đệ lập Làng, khai khẩn đất đai, định cư sinh sống. Từ đây, làng Cao Lao Hạ chính thức được hình thành. Từ thuở khai sinh đến nay, dân cư làng Cao Lao Hạ (Hạ Trạch) được phân bố sinh sống ở giữa làng trên 20 trục đường xóm, nhà ở phần lớn cửa mở về hướng nam nhằm tránh gió mùa, gió bấc, gió chướng mùa đông và cái nắng chói chang mùa hạ dọi vào nhà. Cổng vào nhà thường mở ở phía trên (phía phải) ngôi nhà. Gian thờ cúng ở gian trên cùng, nhà bếp (gian ngang) nằm về phía dưới hướng về nhà chính. Sau năm 1967 đến nay, do nhu cầu phát triển sản xuất và nhà ở của nhân dân, dựa theo thế đất, một số gia đình làm nhà mở cửa theo các hướng Bắc, Tây, Đông…v.v.. cho phù hợp với việc ăn ở, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh. Ngành nghề chính là trồng trọt, chăn nuôi và một số ngành nghề phụ như trồng

 

(1)Lịch sử tỉnh Quảng Bình, trang 18, xuất bản năm 2014.

 

 

bông, trồng dâu nuôi tằm, chằm nón, kinh doanh buôn bán, mộc, rèn, khai thác lâm, thủy sản...

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ cứu nước con em làng Cao Lao Hạ tình nguyện hăng hái lên đường đi tham gia chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở khắp mọi miền Tổ quốc. Hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có người làng Cao Lao Hạ sinh sống và công tác, học tập, ở nhiều tỉnh, thành phố còn có Hội đồng hương Hạ Trạch như ở: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành Phố Đồng Hới…. Các Hội đồng hương đã có nhiều đóng góp quan trọng cho quê hương cả về vật chất, cả về tinh thần giúp quê hương xây dựng kinh tế phát triển xã hội. Về ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói của người Cao Lao mang âm ngữ người miền Bắc Trung Bộ, ngữ điệu phát âm nặng hơn các vùng khác, thông thường các từ có dấu ngã, dấu hỏi khi phát âm thành dấu nặng. Do đó khi đi đâu, khi nghe tiếng người Cao Lao Hạ nói, người làng khác nhận biết ngay đó là người Cao Lao Hạ (Hạ Trạch).

Người Cao Lao Hạ vốn có truyền thống cần cù chịu khó, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, cải tạo thiên nhiên phục vụ cuộc sống, biết nghiên cứu cải tiến công cụ sản xuất để nâng cao năng suất lao động, biết sử dụng khơi nguồn nước ngọt từ Vực Sanh, Cửa Nghè về tưới tiêu cho đồng ruộng; ngăn mặn, đào ao, đào phóoc, đào hồ để nuôi tôm nuôi cá, nuôi cua… Đào các giếng làng ở các trục đường chính đầu làng lấy nước cho nhân dân sinh hoạt, đắp đê, trồng tre, trồng sác ở phía Đông Bắc làng để che chắn mùa mưa bão, gió bấc. Qua lao động sản xuất người Cao Lao Hạ biết học hỏi, sáng tạo ra các trò chơi dân gian như: cướp cù, chọi gà, bài chòi, đu quay, kéo co, vật và một số môn thể thao khác… sáng tác thơ ca, hò vè, hò đối đáp để giải trí vui chơi trong các ngày lễ, tết hoặc sau những buổi lao động nặng nhọc góp phần quan trọng trong việc cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Không những cần cù, chịu khó người Cao Lao Hạ còn rất kiên cường, dũng cảm, mưu trí khôn khéo trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, chống áp bức bóc lột, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Từ thuở  xa xưa, vùng đất Cao Lao là một trong những địa bàn diễn ra những cuộc chiến quan trọng của nhân dân nhà nước Việt Thường(2) chống lại quân xâm lược nhà Triệu, nhà Hán

(2)Theo thư tích cũ: Thòi vua Hùng lập Quốc Quảng Bình (trong đó có Cao Lao Hạ) thuộc Bộ Việt Thường.

(

 

 

 

 

 

phương Bắc. Cuối thế kỷ thứ II (năm 192), dưới sự lãnh đạo của Khu Liên(3) nhân dân Nhật Nam đã chớp thời cơ thuận lợi  khởi nghĩa giành thắng lợi đập tan ách thống trị hà khắc của nhà Đông Hán thành lập nhà nước độc lập lấy tên là “Lâm Ấp”.

          Sự ra đời của nhà nước “Lâm Ấp” đã khởi đầu cho diễn trình lịch sử Chăm Pa trên đất Quảng Bình. Chính trong thời kỳ này nhà nước Lâm Ấp vừa phát triển lực lượng quân sự để đối phó với các cuộc tấn công từ phía Bắc của nhà Hán vừa hoàn chỉnh hệ thống chính trị và những thiết chế hành chính để cai quản thực hiện nhiệm vụ trị vì. Đó là căn nguyên lý giải sự xuất hiện những tòa thành mà cấu trúc và quy mô ở trong tầm mức một thiết chế hành chính, quân sự. Dấu tích tòa thành Cao Lao là một minh chứng(4).

          Từ đây người dân vùng đất Cao Lao liên tục cùng các tướng lĩnh văn võ bá quan các triều đại phong kiến khởi nghĩa chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, chống áp bức bóc lột đạt nhiều thành quả quan trọng được lịch sử ghi nhận.

          Năm 1627, cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Chúa Trịnh (đàng ngoài) và Chúa Nguyễn (đàng trong) chính thức nổ ra, chỉ trong vòng 45 năm đã diễn ra 7 trận chiến lớn, nhỏ khác nhau. Vùng đất Cao Lao, bờ Nam sông Gianh là nơi diễn ra các trận chiến khốc liệt nồi da xáo thịt, tương tàn, dòng sông Gianh trở thành giới tuyến chia cắt đàng trong và đàng ngoài kéo dài hàng trăm năm.

          Trong cuộc khởi nghĩa của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà đánh dẹp chúa Trịnh thống nhất nước Việt và đại phá quân Thanh đập tan âm mưu xâm lược của quân Mãn Thanh, thanh niên trai tráng làng Cao Lao Hạ cùng các làng bên sông Gianh hăng hái tham gia theo nghĩa quân, nhân dân đồng lòng đồng sức ủng hộ lương thực thực phẩm, phương tiện phục vụ nghĩa quân thần tốc kéo quân ra Bắc Hà đánh giặc.

 (3)Theo Nghiên cứu Khu Liên có thể không phải là một nhân vật lịch sử mà là một chức vị trong hệ thống tổ chức cộng đồng “Khu Liên” có sách viết Khu Quý, Khu Đạt hay Khu Vương: nghĩa là Tộc trưởng, thủ lĩnh hay vua.

Chú thích: Lịch sử tỉnh Quảng Bình, trang 92, xuất bản năm 2014.

(4) Lịch sử tỉnh Quảng Bình, trang 269, xuất bản năm 2014.

 

 

 

 

          Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta triều đình Nhà Nguyễn nhu nhược đầu hàng làm tay sai cho giặc Tôn Thất Thuyết và một số sỹ phu yêu nước, phò vua Hàm Nghi dựng cờ Đại nghĩa “Cần Vương” chống Pháp. Hưởng ứng lệnh dụ “Cần Vương”, danh tướng Lê Mô Khải người làng Cao Lao Hạ đã đứng lên kêu gọi tuyển mộ thanh niên trai tráng trong làng và các làng vùng sông Son, hạ lưu sông Gianh thành lập đội nghĩa quân lấy vùng Cao Lao Hạ làm căn cứ khởi nghĩa chống Pháp cứu nước. Nghĩa quân của Lê Mô Khải chỉ huy đã tổ chức nhiều trận đánh làm cho kẻ thù xâm lược nhiều phen kinh hồn bạt vía.

          Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (1930) và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam chống chế độ thực dân phong kiến. Nhân dân vùng Cao Lao Hạ đoàn kết theo Đảng vùng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột, khởi nghĩa giành chính quyền xây dựng chế độ xã hội mới.

          Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chống Mỹ cứu nước đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” , hàng ngàn thanh niên trai gái làng Cao Lao Hạ qua nhiều thế hệ hăng hái tòng quân lên đường tham gia chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược trên khắp các chiến trường. Những người ở lại quê hương dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương đoàn kết một lòng nỗ lực thi đua vững vàng tay cày chắc tay súng vừa chiến đấu vừa lao động sản xuất “Chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi”, lập nhiều chiến công xuất sắc góp phần xây dựng hậu phương, quê hương Hạ Trạch phát triển vững mạnh.

          Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi vẻ vang đất nước thống nhất, nhân dân xã Hạ Trạch cùng cả nước tích cực tham gia khôi phục phát triển kinh tế thực hiện công cuộc đổi mới đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và phát triển đất nước đạt nhiều thành tựu xuất sắc được ghi nhận. Hàng trăm héc ta đất bị bom đạn Mỹ cày xới bỏ hoang đã được khai hoang, phục hóa mở rộng sản xuất, trường học, bệnh xá, nhà cửa của nhân dân được xây dựng lại khang trang sạch đẹp, các tuyến đường giao thông nông thôn: đường quan đường bản, đường liên xã, đường xóm được bê tông hóa , điện lưới kéo về sáng rực thôn quê. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nâng cao, 100% hộ gia đình có nhà xây lợp ngói trong đó có nhiều nhà cao tầng đổ bê tông kiên cố, công cụ sản xuất phần lớn đã được cơ giới hóa...

          Cây có cội, nước có nguồn, người Cao Lao Hạ từ xa xưa đến nay đều có truyền thống hiếu đạo, uống nước nhớ nguồn. Để tỏ lòng thành kính với những người có công với nước với quê hương, với các vị Thành Hoàng, với tổ tiên ông bà nhân dân Cao Lao Hạ đã xây dựng các miếu thờ các vị thần, Đình làng, nhà thờ họ, lăng gia tộc… đến nay đã có 23 nhà thờ các dòng họ được xây dựng tôn tạo dọc tuyến đường bản. Đình làng được xây dựng tôn tạo lại ở địa thế uy nghiêm trên trục đường quan hướng ra dòng Linh Giang (sông Gianh). Hệ thống lăng tẩm của các dòng họ, gia tộc và gia đình được quy tụ xây cất trang nghiêm bên dãy núi Lệ Đệ tạo nên cảnh quan vừa đẹp vừa tôn nghiêm, hàng năm cứ đến dịp Lễ, tết, ngày rằm, Lễ Thanh minh, cồn cui, ngày kị giỗ…con cháu ở xa gần đều quy tụ về đây dâng hương bái tổ tiên, ông bà, những người đã khuất… đây là nét truyền thống văn hóa rất quý báu của quê hương Hạ Trạch lưu truyền, bảo tồn phát triển bền vững từ nhiều thế kỷ trước đến nay. Đặc biệt, người Cao Lao Hạ có truyền thống đặc trưng là một lòng thành kính thờ phụng tổ tiên, ông bà, họ tộc, không theo đạo phái tôn giáo nào.

          Làng Cao Lao Hạ xã Hạ Trạch huyện Bố Trạch là một địa danh nổi tiếng từ nhiều đời trước với nhiều dấu tích lịch sử “thành cổ Cao Lao”(5), “khu Đồng Phố”, Đình làng Cao Lao Hạ, “đền thờ danh tướng Lê Mộ Khải” bến phà Gianh, Ba Trại… là vùng đất văn nho có bề dày lịch sử văn hóa đã sản sinh ra nhiều thế hệ những người con ưu tú “danh hiền duyệt cổ kim” mà tên tuổi, sự nghiệp được lưu danh trường tồn với thời gian, với quê hương. Người thành đạt dưới Triều Lê là các ông Lưu Văn Tiên, Lê Quang Lữ, Nguyễn Văn Khai,.... Dưới triều Nguyễn có nhiều thế hệ người Cao Lao có vị trí cao trong khoa bảng được bổ nhiệm làm quan ở nhiều địa phương trong cả nước như ông Đặng Văn Thái, ông Lưu Văn Bình đỗ phó bảng năm 1843, ông Lưu Lượng, Lê Khoan Hành, Lê Văn Giản, Nguyễn Ngọc Thành, Nguyễn Đức Thụ, Nguyễn Văn Ngữ, Nguyễn Văn Khu đỗ cử nhân được bổ đi làm thư lại ở trong triều và nhiều địa phương khác(6). Ở đình làng Cao Lao Hạ nơi ghi danh những người con có công làm rạng danh cho quê hương qua điều tra tìm hiểu mới nắm được có 8 người làm quan tri huyện, 2 người làm quan Bộ lễ, 3 người làm tri phủ; 1 người làm tỉnh trưởng, 2 phó bảng, 13 cử nhân, 3 quan văn, 13 quan võ và 25 chức tước khác nhau được triều đình Nhà Lê, Nhà Nguyễn tiến cử.

(5)Theo đặc san số 3 “Quảng Bình quê tôi” xuất bản năm 1972 tại Sài Gòn viết: năm 248 (Mậu Thìn) thừa dịp ở Quận Cửu Chân, bà Triệu Thị Trinh khởi nghĩa đánh quân Ngô; Lâm Ấp kéo quân qua đánh quân Cửu Chân và Giao Chỉ nhưng về sau phải rút về vùng Khu Túc thuộc Làng Cao Lao Hạ và xây ở đó một thành lũy quan trọng. Theo ông L.Cadieree một nhà nghiên cứu rất thông thảo về Lịch sử Quảng Bình đã viết về di tích Lịch sử Quảng Bình đã giới thiệu trên địa phận Làng Cao Lao Hạ có một lũy vương được gọi là Thiềng Kẻ Hạ hay gọi là Thành Lồi hay Thành Chiêm.

(6)Lịch sử tỉnh Quảng Bình, trang 421, xuất bản năm 2014.

 

 

 

 

          Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến nay, truyền thống văn hiến, nhân văn võ tướng luôn được phát huy lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hơn 1000 người đỗ đạt Cử nhân, Kỹ sư; trên 80 người được phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư, đỗ Tiến sỹ; Thạc sỹ, 03 người là Sỹ quan mang cấp hàm Trung tướng, Thiếu tướng đó là trung tướng Lê Văn Tri - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, khóa IV – Tư lệnh Phòng không Không quân, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Lưu Dương – Quân khu 7, Thiếu tướng Lưu Bá Xảo – Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân I; hơn 50 sỹ quan cao cấp mang cấp hàm Đại tá, Thượng tá và hàng trăm sỹ quan mang cấp hàm Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy v.v... Hàng chục người giữ chức vụ là lãnh đạo đầu ngành cấp tỉnh, lãnh đạo cấp huyện và tương đương như ông Lưu Văn Đăng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Lưu Trọng Lạc – Chủ tịch UB Kháng chiến hành chính huyện Bố Trạch, ông Lê Chiêu Nậm – Bí thư Huyện ủy Bố Trạch, ông Lê Hồng Tâm – Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình, ông Nguyễn Văn Nhơn – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Trưởng ban Thanh tra Bộ năng lượng, ông Nguyễn Duy Sơn – Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, ông Lưu Hữu Túy, ông Lưu Đức Hồng, ông Lê Quang Diện... Có nhiều nhà giáo, nhà thơ, nhà văn, nghệ sỹ, doanh nhân, doanh nghiệp, nông dân sản xuất giỏi được Nhà nước, chính quyền các cấp vinh danh đó là: Nhà thơ Lưu Trọng Lư được tặng thưởng Huân Chương Hồ Chí Minh, Tiến sỹ Lưu Đức Trung được phong hàm Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tường, Tiến sỹ Phan Đình Châu…v.v.  được phong hàm Phó Giáo sư, Nhà giáo Trần Thị Tuyết Liệu được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, giảng viên đại học Tiến sỹ Nguyễn Thị Lợi được bầu Đại biểu Quốc hội Khóa XII, sinh viên Lưu Anh Tiến – Đội trưởng Robocon giành Giải Nhất cuộc thi Robocon Châu Á Thái Bình Dương,... Cán bộ, nhân dân xã Hạ Trạch và cá nhân ông Lê Văn Tri, ông Nguyễn Văn Tương được Nhà nước tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 30 người được tuyên dương Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đặc biệt, trong thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược có hơn 210 liệt sỹ và hàng trăm thương binh, bệnh binh là con em quê hương Hạ Trạch đã hy sinh, cống hiến xương máu và một phần thân thể của mình vì sự nghiệp cách mạng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương.

          Trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử, làng Cao Lao Hạ (xã Hạ Trạch) luôn giữ vững truyền thống là mảnh đất "Địa linh nhân kiệt" đời nào cũng có "Văn nhân, Võ tướng" phụng sự Tổ quốc và là nơi có nhiều Di tích lịch sử văn hóa được lưu truyền... Đó là niềm vinh hạnh, tự hào để các thế hệ con cháu làng Cao Lao Hạ anh

Còn nữa....

Bình luận

Bài viết liên quan

Bàn về tên xã mới khi sát nhập 2 xã Hạ Trạch và Mỹ Trạch
Khu dân cư Thôn 3 dự thi tuyến đường nông thôn mới
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Những mẩu chuyện nhà nông
Làng Cao Lao Hạ quê mình

Video clip