LUẬN BÀN VỀ VĂN HOÁ CHỬI TRONG DÂN GIAN NGÀY XƯA.
Xưa, cha ông mình chửi rất văn hoá, chửi hay lắm, chửi rất trí tuệ. Tôi có đọc được, nghe được mấy chuyện chửi sau:
1- Cô gái đi buôn, thấy anh quăng chài bèn mỉa mai nghề lặn ngụp vất vả:
“Sinh anh ra cái số lao đao
Quanh năm lặn ngụp giữa rào cả năm” (rào=sông, hói).
Đáp: “Em ơi! Sinh đồng nghề, tử đồng nghiệp
Thiếp ơi, ơ Thiếp, thiếp chớ cười chàng
Anh nghiêng khu (mông) một cái
Bằng gánh hàng em buôn”.
BÌNH: Chớ có cười nhau, ai nghề nghiệp nấy, một vát chài thôi (nghiêng khu) là bằng cả gánh hàng của em. Ý chửi: cô chỉ đáng ngắm khu của tôi thôi…
2- Cô gái hát:
“Thương anh không biết cho anh chi
Cho anh một đám đất Cồn
Sống làm nhà mà ở, chết xây lăng mà thờ”.
Đám đất CỒN là đám đất gì vậy? Phải chăng là “thửa ruộng ba bờ dưới dốc mông?”
Thế thì quá lắm.
ĐÁP:
“Đám đất Cồn là đám đất tổ phụ lưu lại, để cất táng Mẫu Thân
Phận anh thì con rễ, không có phần ấy mô”.
Trời ạ, đám đất ấy để chôn cha mẹ nàng. Quá sốc…
3- Một cô thôn nữ đang khom lưng cấy lúa. Có anh chàng thư sinh đi qua, mỉa mai:
“Nhà em có tội gì đâu
Sao em lại chổng phải câu lên trời”.
ĐÁP:
“Anh ơi đông vụ chí thì
Em mà không chổng, lấy gì anh xơi”
BÌNH:
Em không cấy lúa thì anh ăn gì? Thôi thì ăn tạm phao câu của em vậy.
Ui chao! Độc quá chửi hay quá, thông minh quá, trí tuệ quá…