Lời ăn, tiếng nói của người làng Cao Lao Hạ có những từ hơi khác so với các nơi. Bên cạnh những ngôn từ chung dùng giống như các làng khác trong tỉnh Quảng Bình, người Cao Lao Hạ còn sử dụng rất nhiều từ, tập hợp từ riêng. Việc có nhiều từ riêng cùng với cách phát âm rất nặng tạo cho ngôn ngữ của người Cao Lao Hạ có một sắc thái riêng mà khi nói ra là người ta biết ngay đó là người Cao Lao Hạ. Ngày nay, các từ cũ đang có xu hướng bị thay thế dần bời các từ phổ thông, do vậy việc ghi chép lại, bao gồm cả thu âm các từ cổ của người Cao Lao Hạ để lưu giữ cho các thế hệ sau là rất cần thiết. Sau đây xin thống kê một số từ đặc biệt của địa phương có dịch nghĩa ra tiếng phổ thông sắp xếp theo thứ tự a, b, c mà ông Lê Văn Sơn[1]và Lưu Trọng Trị[2]đã dày công thu thập.
Từ Cao Lao Hạ | Từ phổ thông | Từ Cao Lao Hạ |
Từ phổ thông
|
Ả | Chị | Lịp | Nón |
Bá | Vá | Lèng | Lành |
Ba láp | Bậy bạ | Lôông (cơn) | Trồng (cây) |
Bọ (bọ, mạ) | Cha (cha, mẹ) | Lện | Sợ |
Bâu (bâu áo) | Túi (túi áo) | Lưa | Còn |
Bôông | Bông | Xeng mặt | Xanh mặt |
Bù (cơn bù) | Bầu (cây bầu) | Ló | Thóc |
Cá Bôống | Cá bống | Lộ mô | Ở đâu |
Cấu | Gạo | Lòn cúi | Luồn cúi |
Cẳng | Chân | Mạn | Mượn |
Cấy chi | Cái gì | Mang (áo) | Mặc |
Cấy dôông | Vợ chồng | Mần răng | Làm sao |
Cạy (cạy trôốc) | Sưng (sưng đầu) | Mọi chầu | Thuở xưa |
Cộ bạ | Đùi (người) | Mốôc | Mốc |
Cại chắc | Cãi nhau | Mo | Gàu múc nước |
Cậy | Gậy | Mờng | Mừng (vui mừng) |
Cụ (con cụ) | Gấu (con gấu) | Mun | Tro |
Cươi | Sân | Một chặp | Chốc nữa |
Cúp trôốc | Cắt tóc | Ngài | Người |
Chặp đạ | Lát nữa | Náng | Nướng |
Chợn (chợn chắc) | Đùa (đùa nhau) | Náng cặng | Bàn chân |
Chộ | Thấy | Neng | Nanh (răng) |
Chầu tê | Ngày kia | Nậy | Lớn |
Chọ họ | Ngồi xổm | Ót | Gáy |
Chường | Giường | Con oong | Con ong |
Chỉn (trợn chỉn) | Chỉ (sợi chỉ) | Ôông (mụ) | Ông (bà) |
Chí | Chấy (con chấy) | Ôống chân | Ống chân |
Chừ | Bây giờ | Ôông tra | Ông già |
Cấy tê | Cái kia | Phợ hoang | Vỡ hoang |
Cấy nớ | Cái đó | Phộ (phộ tay) | Vỗ (vỗ tay) |
Côi | Trên | Răng rứa | Sao vậy |
Cộ nu | Củ nâu | Rào | Sông |
Coòng | Con cu rừng Sác | Rụng rại | Chậm rải |
Côộc (Côộc cây) | Gốc (gốc cây) | Rạ (cơn rạ) | Rựa (cái rựa) |
Cợi | Cưỡi | Roọng su | Ruộng sâu |
Cơn ló | Cây lúa | Riệu | Rượu |
Cơn rạ | Cái rựa | Rọt (rà) | Ruột (rà) |
Cựa | Cửa | Ròi, mọi | Ruồi, muỗi |
Cuốc | Guốc | Săng | Quan tài |
Cái dấn | Cái võng | Su | Sâu |
Dim | Nhâm | Seeng | Sanh chảo |
Du (o du) | Dâu (cô dâu) | Sôống mụi | Cái mũi |
Đưới | Dưới | Tắn | Rắn |
Đa | Da | Toóc | Rạ |
Đập chắc | Đánh nhau | Té | Bổ (ngã) |
Đam | Cua đồng | Teng | Tanh |
Đàng sá | Đường sá | Tít (cơn tít) | Rết (con rết) |
Đòi hay rượt | Đuổi | Tịa | dĩa |
Đòn triêng | Đòn gánh | Thúi | Thối |
Đơợng | Đựng | Thúi néc | Hôi nách |
Đôồng (ló) | Đồng (lúa) | Trù | Trầu |
Đứng chặng trựa | Đứng ở giữa | Théc | Ngủ |
ẻ, ẻ đấy | Ỉa, ỉa đái | Thốt (nhà) | Dột (nhà) |
Eng (iêm) | Anh (em) | Trằm trồ | Kể chuyện |
Êếc | Ếch | Trôốc cúi | Đầu gối (người) |
Dà cáy | Gà gáy | Trấy | Quả |
Giại mòi | Vải thô | Xeng | Xanh |
Giác | Nhác (lười) | Tra | Trần (rầm nhà) |
Giạ đò | Giả vờ | Tráp noóc | Lợp nóc mái nhà |
Giui giẹ | Vui vẻ | Tra (mệ tra) | Già (bà già) |
Hư ăn | Ăn tham | Trôốc | Đầu |
Hun hít | Hôn hít | Trâu rọm | Sâu róm |
Hớng nác | Hứng nước | Tréc (đất) | Trách (làm bằng đất) |
Kế | Ghế | Trù | Trầu |
Khái | Cọp, hổ | Trự | Chữ |
Kháp | Gặp | Trựa | Giữa |
Khớn | Chừa (chừa chưa) | Troọi | Cốc (đầu) |
Khun | Khôn | Túi | Tối |
Lạ | Lửa | U – e | Nhiều lắm |
Lại | Lưỡi | Út | Em |
Lái | Lưới (chài lưới) | Xơ | Áo trẻ em |
Đặc biệt ngữ âm của người Cao Lao Hạ thì rất khác, cho nên, khi nghe tiếng nói của người Cao Lao Hạ, người làng khác biết ngay đó là người Cao Lao Hạ. Thông thường người Cao Lao Hạ nói dấu hỏi (?) thành dấu nặng (.) và hạ thấp âm tiết. Một số thổ âm tuy có khác với đôi vùng, nhưng không nhiều, chỉ riêng ngữ âm là đặc biệt Cao Lao. Có thể khái quát rằng ngữ âm Cao Lao Hạ toàn là hạ thấp.
Tiếng Cao Lao Hạ có những đặc biệt địa phương như:
– Đa số là sử dụng dấu nặng (.) thay cho dấu hỏi (?), ngã (~). Ví dụ: Cửa sổ nói là Cựa sộ
– Phụ âm đầu “tr” thành “trl”. Ví dụ con trâu = con trlâu; cây tre = cây trle; ăn trộm = ăn trlộm; một trăm = một trlăm v.v..
–Phụ âm “nh” thành “d” hặc “gi”. Ví dụ như: Cái nhà; cái dà; nhờ cậy: dờ cậy; nhiều ít: diều ít; con nhện: con dện v.v.v…
–Nguyên âm ă ghép với chữ m = ăm, khi phát âm thành am ví dụ: năm thì đọc thành nam, mắm thì đọc thành mám v.v.
Một số câu thành ngữ của Cao Lao Hạ hiện nay ít dùng, nhưng khi dùng tạo ra một sự ấm áp, vui vẻ, rất riêng có của người Cao Lao Hạ. Xin đơn cử một số câu như sau do bà Nguyễn Thị Tuần[3]sưu tầm :
Mắc lậy thề… | Một thán từ, trước khi bắt đầu kể một vấn đề gì đó |
Lạo lạo ua..a độc ẹ | Một câu gọi con gái trong tâm trạng hơi tức giận |
Cấy dôông đập chắc trựa cươi | Vợ chồng đánh nhau giữa sân |
Cạ mựt mạ cá trlàu | Có một con cá tràu (xộp) lớn |
Cạ mựt đực cá cáy | Có một con cá chép to |
Hại đạ kẹ lọi cặng | Từ từ kẻ gãy chân |
Tâu trọi mựt cấy trựa trôốc | Tau (tôi) cốc một cái giữa đầu |
Kẻ Hạ hà rua/ Ki đồ hà rua | Kẻ hạ nói theo (làm theo)/chỉ người bắt chước |
Kè bò đi thả | Dắt bò cho di ăn cỏ |
Cắm nhau như rạm | Chỉ anh em trong nhà hay cãi lộn nhau |
Dùng dăng như trâu chậm chạc mũi | Sự việc để kéo dài, không giải quyết ngay |
Ăn chuối lôông đến chuối lộ. | Nói người nào đó ăn lâu |
Kẹ lái mần đầu kẹ câu hoọc dọi | Nhìn người lớn làm trước |
Rứa mi ưng nhôông/cấy chưa? | Thế mày đã thích lấy chồng/lấy vợ chưa? |
Do có đặc thù riêng về giọng nói, nên không biết tự bao giờ dân gian lưu truyền một bài thơ vui về giọng Hạ Trạch. Bài thơ có tên là “trêu cô hàng nước” như sau:
Trêu Cô Hàng Nứơc[4]
Bãn hạng nay cô đạ mấy tuồi?
Nướccô còn nõng hay đạ nguồi?
Lụng lặng trên treo dăm nắm nẹm,
Lơ thơ dướimóc một buồng chuồi.
Bán dạn bán dày đều xoa mợ,
Khoai ngựa khoai lang cụng chấm muồi.
Ăn uộng xong rồi tiền chưađụ,
Biệt nhau cho chịu một vài buồi.
Tạm dịch theo tiếng phổ thông:
Bán hàng nay cô đã mấy tuổi?
Nướccô còn nóng hay đã nguội?
Lũng lẳng trên treo dăm nắm nem,
Lơ thơ dướimóc một buồng chuối.
Bánh dán bánh dày đều xoa mỡ.
Khoai ngứa khoai lang cũng chấm muối,
Ăn uống xong rồi tiền chưa đủ,
Biết nhau cho chịu một vài buổi.
[1]Lê Văn Sơn: Địa chí Cao Lao Hạ, NXB Thuận Hóa, năm 2006, trang 145-147
[2]Lưu Trọng Tri: Ông Lưu Trọng Tri, cán bộ hưu trí tại Hạ Trạch đã gủi 300 từ địa phương gửi cho calaoha.com
[3]Bà Nguyễn Thị Tuần, cán bộ hưu trí ở Hà Nội, là vợ của ông Lưu Đức Hồng.
[4]Không rõ tác giả. Thu thập trên mạng internet.