Nhớ hương cám lớ quê nhà

17:24 - 22/01/2019

Nhớ về hương vị cám lớ một thời chưa xa ở quê nhà Cao Lao Hạ mỗi khi Tết sắp đến của anh Nguyễn Hữu Đức

Nhớ hương cám lớ quê nhà

Mùa đông lại về! Chắc những người xa hương lại có muôn vàn nỗi nhớ; hương vị tết sum vầy; mùi lúa mới..v.v và nhiều những niềm thương, nỗi nhó trong mỗi cảm nhận của từng người. Riêng với tôi ngoài những nỗi nhớ đó còn có một mùi hương mà cứ đông về lại nao nao trong dạ.

Quê hương tôi một miền quê nhỏ ven bờ sông Gianh nắng lắm, mưa nhiểu, làng quê nghèo khó những năm xa xưa đó là làng quê Cao Lao Hạ. Không biết từ bào giờ nhưng khi mới biết cắp sách tới trường tôi đã cảm nhận được bao thế hệ người làng tôi đã cần mẫn chịu thương, chịu khó gắn bó với quê hương, những sản phẩm từ cây lúa, củ khoai không nuôi nổi con người. Thế rồi bao thế hệ lớn lên cứ lần lượt LY HƯƠNG trong đó có cả tôi. Để khimỗi đêm về lại bồn chồn nhớ quê da diết .. nhớ mùi cám lớ tháng mười:

Cám Lớ là một loại sản phẩm phụ của lúa nếp trong quá trình làm cốm nếp, mà có lẽ nhiều làng quê ở Quảng Bình, đặc biệt là khu vực bắc Bố Trạch, món cốm chỉ làm vào mùa tháng mười âm lịch mà thôi, trong thời gian từ đầu tháng mười âm lịch đến khoảng ngày 20 âm là hết mùa. Quê tôi có giống lúa ngày xưa thường Cha, Me tôi gọi là Nếp Bắc, giống nếp này có thời gian sinh trưởng khoảng 120 đến 130 ngày, Gốc nếp màu trắng, lá to, dài màu xanh thẫm. Khi giã xong hạt nếp có màu trắng đục, hạt không dài hình bầu bầu, mùi thơm của nếp có từ khi lúa trổ đồng, giống nếp này có thể cấy ruộng nước và gieo ruộng cạn, như nhà tôi ngày xưa vẫn thường gieo trong vườn nhà và lấy lưới cũ bao quanh đám lúa để ngăn không cho gà vào phá. Mùa gieo hạt quê tôi gọi là (vãi) vào giữa tháng 6 âm lịch thời gian đó trời nắng, gió lào khi cây lúa nhú mầm thì thường hay bị khô héo lại khoảng cuối tháng bảy, trởi rảy mưa ngâu lúc này cây lúa bắt đầu phát triển mạnh đã hình thành cây lúa, nhà nào có gieo giống nếp này bắt đầu đi dặm (Dặm là nhổ những đám lúa dày và cấy lại những chổ thưa). Nếp được thu hoạch vào đầu tháng mười vào phơi khô giã nếp vừa kịp ăn rằm tháng mười.

Món cám lớ bắt đầu từ đầu tháng 10 âm lịch lúc này ruộng nếp đã ngã sang màu vàng non các gia đình ra ruộng nếp để tìm những bông lúa lẫn, lúa chét không thuần nhổ về, đồng thời các mẹ cũng lãy một mớ lúa nếp non này về để làm cốm gọi là cốm dẹp. Cốm dẹp được làm như sau: lúa nếp non lãy về, tuốt ra hắt mớ lúa lép bỏ đi “bỏ mớ lúa lép không có tý sửa nào trong vỏ” còn lại đem rang dòn lên cho vào cối giã sơ qua sau đó sàng bỏ bớt trấu thô, tiếp tục cho vào rang lại lần nữa, khi cảm thấy mùi thơm của thinh đã bóc lên lại cho vào cối giã tiếp, khi giã được rồi lấy ra sàng để chọn gạo nếp làm cốm.

Sau khi tách gạo nếp làm cốm ra chỉ còn tấm gạo và đầu lúa sẽ cho vào rang lại thật dòn và tiếp tục cho vào cối giã, lúc này các mẹ khéo tay bắt đầu “cằn” Cám và Lớ ra hai phần riêng biệt phần cám thô sẽ cho gia cầm còn phần Lớ có vụn cám, tấm vụn có màu vàng nhạt phần này người mới ăn.

          Lớ có thể nấu cháo còn gọi là (khuấy cháo)

          Lớ ăn trực tiếp.

Ăn Lớ: ăn Lớ không dùng thìa, muỗng hồi nhỏ không hiểu vì sao trong nhà có thìa, muỗng mà mẹ không dùng, chỉ dùng cuống lá làm nón (lá già) sau khi cắt hớt để làm nón.

… “Tháng mười đền bà chất câm

Thúng mủng nát hết, chó thâm xương trườn”..

Câu đồng giao quê tôi có từ cách ăn lớ vậy đó.

… “Tháng ăn Lớ eng nờ.

Tháng 10 đền bà mụ mô ngoa mấy cũng phải ngậm mồm “chết câm”

Thúng mủng nát hết là vì cằn, nắc, đựng ...lớ nhiều quá.

Chó thâm xương trườn vì liếm cối ăn lớ sót .. “  anh Đặng Văn Quang đã giải thích  câu đồng giao quê tôi”.

Vì sao không dùng thìa muỗng mãi sau này đi xa nhiều khi nhớ Lớ ngẫm lại tôi mới hiều là khi ăn Lớ dùng thìa nước bọt dính vào thìa lần sau múc thìa khác Lớ sẽ dính vào thìa, còn dùng cuống lá nước bọt sẽ không dính vào lá, hơn nữa chỉ có một bát Lớ mà nhiều người cùng ăn sẽ không có nhiều thìa để dùng mà cuống lá thì cắt cho mỗi người một cái. Đến lượt mình ăn chỉ lấy lá của mình để dùng.

Vì sao ăn Lớ lại chết câm mà chỉ có đàn bà chết câm. Theo truyền thống Phụ nữ miền trung yêu chồng, thương con nên muốn giành miếng ngon cho chồng, con nên trong lúc cằn, sãy sẽ để gianh phần Lớ tốt cho chồng và con nên phụ nữ chỉ bòn lại mớ dính trong sàng trong mẹt vừa làm vừa ăn nên ngậm mồm trâm trâm cho nước bọt thấm hết mới nuốt nếu nói hoặc thở sẽ bị sặc Lớ.

Thúng, mủng nát hết.. chó thâm xương sườn; Bởi trong khi cằn, nắc, đựng ...lớ dính vào thúng, mủng chỉ có lấy ngón tay giữa để trọi vào cho lớ gom lại cho dễ lấy nên (thúng, mủng nát hết). Chó thâm xương sườn là tại vì trong miệng mấy mẹ còn có lớ nên khi bị chó vào hôi lớ sẽ không mắng được cho nên mấy mẹ dùng cùi chỏ để đánh chó nên mới có câu “Chó thâm xương sườn”.

Mùa Lớ cũng là mùa rét, lúc này việc nhà nông cũng chuyển sang làm nghề phụ như làm nón, Làng Cao Lao Hạ có truyền thống từ xa xưa nên thời gian này chị em thường tụ tập cùng nhau làm nón, gia chủ có món Lớ sẽ đưa ra đãi bạn vừa làm vừa trò chuyện và ăn Lớ, bát Lớ sẽ được xoay vòng cho từng người, bát lớ chuyển đến ai người đó sẽ lấy cuống lá của minh múc một mưỡng bỏ vào mồm và chuyển bát Lớ cho người khác. Cứ như vậy bát Lớ xoay vòng đến khi hết.

Nói về món Cốm quê tôi, thật không hỗ danh CỐM NẾP BẮC, đã từng đi nhiều nơi ăn nhiều loại côm nhưng không có côm ở đâu ngon như cốm Cao Lao Hạ. Kể cá cốm Hà Nội bây giờ cũng kém xa. Nếp được giã từ nếp non sẽ đem rang lên cho phòng ăn với xối nếp bắc tháng mười thì không chê vào đâu được. Trên mâm xôi cúng rằm tháng mười bao giờ cũng có một dĩa cốm rang.

Làng tôi có câu “Đói cũng ngày tết, chết cũng ngày mùa”.. vì thời kỳ đó quê tôi nghèo đói, cơm không đủ no, áo không đủ mặc nói gì đến ăn ngon, ăn sang như bây giờ. Nên danh dụm cả năm để lo cho đàn con có bát cơm, miếng thịt khi có dịp TẾT, RĂM...

Không muốn xa quê, nhưng phải Ly Hương. Mấy chục năm rồi vẫn nhớ: MÙI HƯƠNG CÁM LỚ

Tác giả : Nguyễn Hữu Đức

Bình luận

Bài viết liên quan

Ở quê gã…
Đâu rồi khói tết ngày xưa
Nhẩn nha ngồi nhớ tết xưa
Tản mạn về chuyện cây rơm
Ký ức Vực Sanh

Video clip