Logo Footer
Lorem Ipsum
Website title
Cao Lao, Hạ Trạch quê mình. Bốn bề phong cảnh hữu tình nước non. Cao Lao tiền thế đặt tên. Cao trông vời vợi, Lao bền không xiêu

Những chuyện giai thoại

Bài viết về những câu chuyện giai thoại của người làng Cao Lao Hạ trong cuốn “Địa chí làng Cao Lao Hạ” của tác giả Lê Văn Sơn

Đình làng trước khi xây lại cổng (ảnh Xuân Hoàng)

Giai thoại về ông Lê Quang Chương

 

Ông Lê Quang Chương người làng Cao Lao Hạ, ông đã tham gia phong trào Cần Vương của tướng Lê Mô Khải tại căn cứ Trại Nái (nay là Ba Trại). Ông được giữ chức quyền Đội trưởng.

Ông đã đỗ cử nhân võ, người dân làng gọi ông là ông Quyền Cửu. Những năm ông chưa theo nghĩa quân Cần Vương, ông ở nhà làm thầy dạy và luyện tập võ nghệ cho trai tráng trong làng.

Một hôm hổ từ núi Lệ Đệ về quấy phá làm nhân dân sợ, không trồng khoai, sắn và mùa màng tại Khe Hậu được. Dân làng đánh trống, mõ, thanh la, thổi tù và vang vọng, ầm ĩ, thanh niên trai tráng đem dao mác gậy gộc đuổi đánh nhưng hổ vẫn không đi.

Con hổ nay to lắm, tiếng gầm khủng khiếp nên không người nào dám xông vào. Nghe tin, ông Quyền Cửu xách một cái côn chưa đầy một mét tiến vào Khe Hậu,

Quan sát thấy thế đứng của nó rất dữ tợn, nó dựa vào những bụi cậy rậm rạp chung quanh làm thành trì ba phía.

Ông Quyền Cưu nói với dân làng đứng xa ra để một mình ông đối phó. Con hổ thấy chỉ một mình ông, nó lao nhanh định vồ lấy ông, nhanh như chớp ông tránh sang một bên, con hổ vồ trượt đà gầm lên vang dội và quay vồ lại. Như một sức mạnh thần kỳ, với cây côn trên tay ông giáng xuống như thiên lôi bổ vào đầu con hổ. Bị giáng mấy côn trên đầu, chịu không nổi, hổ gầm lên mấy tiếng vang động cả núi rừng, tìm đường tháo chạy vào rừng sâu. Người ta nói con hổ này chạy đến khe Thầy Bói thì chết. Giết được mảnh thú, trừ hoạ cho dân, ai ai cũng mến phục. Tiếng vang ra ai cũng khiếp việc ông Lê Quang Chương có sức mạnh như một vị thần đánh hổ.

 

Giai thoại ăn thịt bò của quan lớn Lê

 

Năm 1884, ông Lê Mô Khải đang làm Bố chính ở Hải Dương, vì không đồng tình sự đầu hàng quân Pháp của triều đình nhà Nguyễn, ông đã treo ấn từ quan về quê ẩn dật.

Ở quê nhà, với tư cách là quan tiên chỉ, ông một lòng lo xây dựng hương thôn. Người dân làng Cao Lao Hạ kể rằng: Có một cánh đồng lúc dân hay cho trâu bò ra rèo kẻ (chăn bò) phá lúa. Người giữ đồng bảo vệ không nổi. Nghe tin đó, nhân họp làng ông đề nghị làng đề ra một qui ước: Nếu trâu bò ai rèo kẻ thì làng bắt làm thịt để mời làng ăn. Qui ước được toàn dân ủng hộ và thông qua.

Không biết hữu ý hay vô tình, một hôm người giữ đồng cảu làng bắt được bò ông Lê Mô Khải đang rèo phá lúa, liền giữ bò ngay tại chỗ rồi mời ông ra xem xét thực sự tận mắt, ông trả lời: Bất cứ trâu bò ai cũng vậy đã không chấp hành qui ước của làng, ai sai lệ làng thì cứ chiếu  theo lệ làng mà làm.  Thế là làng thông báo cho toàn dân ra đình mổ bò rồi mời làng đến ăn. Từ đó không ai dám ra rèo kẻ nữa. Người dân làng nói: Ông dám hy sinh một con bò để bảo vệ cánh đồng lúa được xanh tốt, chứ không phải vô tình.

 

Giai thoại về ông Lê Mô Khải có phép tàng hình và đi được trên mặt nước.

 

Dân trong vùng gọi ông Lê Mô Khải là “quan lớn Lê”. Ông làm quan đến chức Chánh Tam phẩm triều đình nhà Nguyễn. Đã từng cầm quân tiễu phỉ ở biên giới phía Bắc.

Năm 1885, theo chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược Pháp.

Lúc bấy giớ, quân Pháp đến chiếm đóng đồn Quang Khê. Chúng thường lên càn quét đánh phá làng Cao Lao Hạ. Nhiều lúc quân Pháp quyết vây bắt ông Lê Mô Khải, nhưng không thể nào đạt được ý muốn.

Một hôm, bất thình lình quân Pháp đến vây nhà ông. Trước tình hình khẩn cấp, ông ra lệnh cho mọi người xung quanh chạy trốn, còn ông ở lại một mình thay quần áo cải trang làm người nấu bếp. Bọn giặc vào nhà tìm ông chẳng thấy đâu, chạy xuống nhà bếp thấy một người đang lom khom thổi lửa, chúng quát:

- Tên kia, ông Khải đâu?

- Quan lớn chạy rồi, ông chạy ra sau vườn, có lễ nhảy qua hàng rào rồi.

Bị một đá vào đít, chúi người xuống, ông lom khom bò ra chuồng heo, cho heo ăn để giấu mặt.

Sau trận này, ngươì ta loan tin ông Lê Mô Khải quả thật có phép tàng hình.

Có một lần quân Pháp đi càn quét tiến đánh Trại Nái. Khi bọn chúng tràn đến chân núi (Giếng Kiệt), người lính gác báo tin khẩn cấp. Ông Lê Mô Khải đang đứng trên đồi nghiên cứu địa hình được tin, ông liền phóng qua Vực Sanh, hai bên bờ cách nhau trên 10 mét, nước sâu mà quần áo ông không ướt. Sau người ta đồn rằng: “Ông Lê Mô Khải đi được trên mặt nước một cách dễ dàng”. Có người còn phóng đại rằng: “Ông Lế Mô Khải có thẻ đi trên mặt nước qua được sông Gianh”

Sự thật là mỗi lần qua Vực Sanh ông dùng một cái bè nhỏ mà không ai biết, có khi ông dùng một sợi dây nhỏ rất bền, một đầu có móc. Ông liền quăng đầu dây có móc sang cây bên kia bờ, thế là ông qua được một cách dễ dàng.

 

Tác giả: Lê Văn Sơn

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Video mới nhất

    Không có video nào mới

    Hình ảnh mới nhất

    Hình ảnh quê hương xuân 2024

    Thống kê truy cập

    Hôm nay: 3414

    Trong tuần: 13081

    Trong tháng: 6868

    Tổng số: 11747672

    Đang online: 34