Nơm nớp lo âu sống sau tuyến đê xung yếu

03:08 - 05/09/2024

Phóng sự ngắn của anh Lê Chiêu Phùng với ảnh minh họa của anh Lê Vĩnh Hoàng

Nơm nớp lo âu sống sau tuyến đê xung yếu

 

Sông Gianh bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua Minh Hóa, Tuyên Hóa, Ba Đồn, Bố Trạch đổ ra biển đông. Vào mùa mưa lũ, dòng Gianh cuồn cuộn kéo theo nhiều nhà cửa, trâu bò, lợn gà...từ thượng nguồn trôi về.

Những năm trước đây, mặc dù đê đất nhưng vào mùa lũ người dân đôi bờ vẫn "bình yên" nhờ vườn sác, vườn bần phía ngoài sông chống đỡ. Trước năm 2000, nhờ sự quan tâm của nhà nước, đê sông Gianh cơ bản được đầu tư kiên cố. Nhưng từ khi được đầu tư kiên cố thì rừng bần, rừng sác cũng không còn. Riêng tuyến đê hữu sông Gianh từ thôn Bình Hải (xã Mỹ Trạch) qua xã Hạ Trạch, Bắc Trạch xuống Thanh Trạch dài trên 5 km. Đây là đoạn đê xung yếu bảo vệ hàng ngàn hộ dân, hàng trăm ha lúa 2 vụ, hoa màu, hồ nuôi trồng thủy sản được anh Lê Vĩnh Hoàng, một người dân xã Hạ Trạch cho biết, không hiểu vì sao mà đê ngăn mặn này dài hàng chục km đã được bê tông kiên cố, riêng đoạn đê Hạ Trạch trên dưới 1km họ lại không đầu tư. Do đoạn đê đất xã Hạ Trạch chưa kè đá, phần nữa phía ngoài đê Bắc Trạch hàng chục hồ nuôi trồng thủy sản của dân lấn chiếm cản dòng chảy tạo nên dòng nước xoáy tràn vào khu dân cư, nhấn chìm vườn tược, hoa màu, hồ nuôi thủy sản...ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bà con mỗi khi lũ tràn về...

Vào một buổi chiều tháng 8, chúng tôi có dịp đi trên tuyến đê xã Bắc Trạch, ông Phan Văn T cho biết, từ khi đoạn đê này được bê tông, kè đá lũ không tràn vào làng nữa, bà con Bắc Trạch tui mừng lắm. Và đúng như ông Lê Vĩnh Hoàng nói, phía ngoài đê hàng chục hồ nuôi trồng thủy hải sản kiên cố vươn ra giữa sông, cản dòng chảy mỗi khi lũ về. Đi hết đê thuộc địa phận xã Bắc Trạch, trước mắt tôi là đoạn đê đất nham nhở, nứt nẻ, loang lổ do lũ những năm trước tràn qua vẫn còn nguyên vẹn. Anh Lê Trường Thịnh là một trong hàng chục hộ nuôi trồng thủy sản xã Hạ Trạch lo lắng: "Thực hiện chủ Trương phát triển nuôi trồng thủy sản chúng tôi đã đầu tư hàng chục tỷ đồng nuôi tôm, cá...bước đầu cho thứ nhập khá, tuy nhiên cứ vào mùa lũ chúng thật sự lo lắng. Nếu đê ngăn mặn và hệ thống cống được đầu tư ngoài việc thuận lợi giao thương đi lại, tạo cảnh quan môi trường thì chính tuyến đê này sẽ bảo vệ vững chắc sự sống của nhân dân và góp phần bảo vệ thành quả đầu tư của bà con nhằm thực hiện tốt chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản của Tỉnh". Sự lo lắng của anh Trường Thịnh và người dân xã Hạ Trạch là có cơ sở bởi phía trong đoạn đê tạm bở này là hàng trăm ngôi nhà, trường học, trạm xá, hàng chục hồ nuôi trồng thủy sản và hàng ngàn người dân sinh sống.

Mùa lũ đã cận kề, nỗi lo của người dân xã Hạ Trạch lại đến, và nổi lo này còn bám theo họ không biết đến bao giờ.

 Xem thêm một số phản ánh của caolaoha.com về tuyến đê Hạ Trạch tại đây

https://caolaoha.com/quang-binh-de-huu-gianh-sat-lo-nghiem-trong-nguoi-dan-nom-nop-lo-so.html

https://caolaoha.com/de-ha-trach-ngay-ay-bay-gio.html

 

 

Tác giả : Lê Chiêu Phùng

Bình luận

Bài viết liên quan

Tăng cường công tác quản lý di tích trên địa bàn xã Hạ Trạch
Bàn về tên xã mới khi sát nhập 2 xã Hạ Trạch và Mỹ Trạch
Khu dân cư Thôn 3 dự thi tuyến đường nông thôn mới
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Những mẩu chuyện nhà nông

Video clip