Logo Footer
Lorem Ipsum
Website title
Cao Lao, Hạ Trạch quê mình. Bốn bề phong cảnh hữu tình nước non. Cao Lao tiền thế đặt tên. Cao trông vời vợi, Lao bền không xiêu

Thơ ca, hò hát dân gian

Bài viết về những sưu tầm thơ ca, hò hát dân gian của người làng Cao Lao Hạ trong cuốn “Địa chí làng Cao Lao Hạ” của tác giả Lê Văn Sơn

Kể từ khi người dân làng Cao Lao Hạ đi vào định cư, lập ấp, lập làng đến nay đã được từ 18 đến 20 đời liên tiếp làm chủ vùng đất này. Họ đã tạo lập cho mình một nếp sống vui tươi, lành mạnh, thanh bạch của một làng quê nổi tiếng là văn vật.

Gắn liền với cuộc sống nông nghiệpm người dân cùng nhau đoàn kết, xây dựng hương thôn, làng mạc chế ngự thiên nhiên, giao lưu văn hoá bốn phương, tạo nên một cuộc sống phong phú về vật chất cũng như tinh thần.

Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ đó, con người làng Cao Lao Hạ đã sáng tạo ra những câu hò, điệu hát, những câu ca daom ngạn ngữ, cũng như những sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian, không những để vui chơi giải trí mà còn để động viên, khuyến khích lao động sản xuất.

Cái kho tàng văn hoá, văn nghệ dân gian nầy lại rất hài hoà với các làng quê quanh vùng, lại vừa có những sắc thái riêng biệt mà nổi lên là lời ca tiếng hát, trong đó có câu hò nhân ngãi (hát giao duyên) là đáng ghi nhớ.

Cao Lao Hạ vốn là một làng nông nghiệp nhưng ngoài nghề nông còn có nghề trồng bông, dệt vải, nghề làm nón nên các cô thôn nữ đêm đêm thường tập trung từng hội (người địa phương gọi là từng “chúng”) để làm nón, kéo sợi và nó đã trở thành “trường hò”.

Những trường hò là những sinh hoạt văn nghệ dân gian như hội diễn quần chúng thường xuyên.

Những thầy hò nổi tiếng tài hoa như cụ Lưu Đức Nhu, Lưu Hốt, Lưu Lâm, Lưu Trữ…rất được mọi người mến mộ, đến nay vẫn còn được nhân dân nhắc nhở. Chính họ là những người thầy đã truyền dạy con ch áu bao câu hát hay, lay động tâm hồn, chan chứa tình quê, đậm đà ân nghĩa! Bà Nguyễn Thị Thuyết là một trong những người học trò của các nghệ nhân tiền bối đó. Bà Thuyết còn có ưu thế hơn các cụ về cái chất véo von, luyến láy của phái nữ.

Khi tiếng hò cất lên thánh thót, ngân nga làm rung động đến xóm thôn, không nhà nào không hối nhau đi nghe hát giữa các chàng thanh niên và các cô thanh nữ, vừa thi nhau chằm nón, kéo sợi, lại vừa đối đáp từng câu từng chữ. Các hình ảnh đó ngày càng hằn sâu vào lòng người, cho nên khi lớn lên, mỗi lần đi xa làng là rất nhớ.

 Văn nghệ dân gian ở Cao Lao Hạ, có hai loại: (1) Loại tự sự từ sự kiện của địa phương; (2) Loại truyền tụng không biết xuất xứ.

* Từ sự kiện của địa phương:

   - Vè, ca dao:

 - Đi mô cũng nhớ Cao Lao

Quê hương xứ sở iết bao nhiều tình.

- Trăm năm nước chảy đá mòn

Dù cho đến chết vẫn còn nhớ quê.

- Sông Gianh nước chảy đôi bề

Chàng đi thiếp nhớ câu thề năm xưa.

- Cao Lao Hạ Trạch làng mình

Bốn bề phong cảnh hữu tình nước non.

   - Trai gái khuyên nhau:

- Nơi nào quyết chỉ một nơi

Đừng như chim phụng đậu rồi lại bay.

- Nhà rường mà lợp chuông mây

Thân anh hai vợ như dây buộc mình.

- Tiếc nồi cơm trắng để ôi

Tiếc người lịch sự mà chơi chốn phàm.

- Cây đa lá rụng đầu đình

Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.

- Đêm đêm thao thức phòng không

Biết lòng thầy mẹ thương không mà chờ.

      Giả sử lập trường:

 Anh về gác mẹ lên tra

Đóng côông thầy lại thì ta kết nguyền (Côông là gông)

      Trai đáp lại:

 Kết nguyền nọ kết thì thôi

 Mẹ đâu có mẹ phải đôi lên sàn

Bố mẹ nhà gái khen anh có hiếu nên gả ngay, chị ta càng yêu anh và khẳng định số phận:

- Nước lên thì cá lên theo

Muốn làm quen với ban, bạn chê nghèo thì thôi.

- Săm se một tấm áo đà

Mang vào sợ rách, cởi ra trần truồng.

          Người con trai:

Giàu em đeo huyền đeo huyết.

Khó anh đây chỉ quyết nuôi cu

Một mai bóng xế trăng lu

 Huyền huyết em bán hết, chim cu anh còn.

          Cô gái:

Em không ham nhà ngói cao tường

Em tham một chút đạo cương thường vinh ba.

Ngoài điệu hò hối đáp còn có loại nói lối gần như thơ tự do được phổ biến trong thôn xóm:

- Vườn đào tươi mát thảnh thơi

Xin chào quân tử qua chơi

Em đây nói thiệt một lời

Vườn hoa nhà em đang còn rộng rãi,

Chưa có nơi mô vun trồng.

- Vườn đào tươi mát thảnh thơi

Anh thường qua lại chơi đây

Để anh thưa qua nhè nhẹ với mẹ thầy

Vườn hoa nhà em đang còn rộng rãi

Có anh đây vun trồng.

Trong hát đối đáp có cách hát trêu ghẹo, (hát ghẹo) khích bác, chế riễu nhau, thử tài nhau và cả thử tình nhau, ví dụ:

          Trai hát:

Anh thương em cho em một đám đất bằng

 Trước làm nhà mà ở

 Sau xây lăng mà thờ.

          Người con gái đối đáp lại:

Đất tư điền hay đất tư thổ

Hay là đất tổ phụ lưu lại

 Anh thương em thì nói rứa

Để lại cho bên nhà người xây am.

 Văn học dân gian của địa phương như một bức tranh, sống động nó đã nói lên một phần nào nỗi buồn, buồn trong cuộc sống thường nhật của người dân.

Theo cá vị cao niên thì các nhà khoa bảng cũng có người chơi hò hát, nên đã đóng góp không nhỏ vào thơ ca, hò vè, mang nọi dung xã hội sâu sắc làm giàu thêm kho tàng văn học dân gian cho Cao Lao Hạ.

Đặc biệt các đề tài về đạo đức rất được chú ý:

- Mẹ già tích của bằng non

Không bằng tích đức cho con sau này.

- Mớm cá nhá cơm để miệng đầy hơi sữa

Công mẹ cha tháng ngày lần lữa nuôi con

Một mai bóng xế chiều hôm

Nhớ đền ơn phụ mẫu cho tròn hai chữ hiếu trung.

Nói chung những câu hò tiếng hát là những lời tâm tình được vút lên từ cõi lòng sâu kín của con người. Nó vừa nhắc nhủ mình sống cho trọn đạo nghĩa, đừng loá mắt vì giàu sang mà quên nghĩa, quên tình.

 

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Video mới nhất

    Nủ ơi, Nủ à

    Hình ảnh mới nhất

    Thư mời đăng tuyển tập hương sắc cao lao tập 4

    Thống kê truy cập

    Hôm nay: 296

    Trong tuần: 296

    Trong tháng: 436

    Tổng số: 463

    Đang online: 104