Tư liệu quý về làng Cao Lao Hạ

17:33 - 30/12/2019

Giới thiệu sưu tầm, nghiên cứu của bác Lê Văn Viên và các thành viên về Cửu Khúc Long Khê, Hói Hạ, Hồ Vực, Ao Phôốc của làng Cao Lao Hạ.

Tư liệu quý về làng Cao Lao Hạ

TƯ LIỆU VỀ CỬU KHÚC LONG KHÊ – HÓI HẠ

VÀ HỆ THỐNG HỒ VỰC, AO PHÔỐC

 LÀNG CAO LAO HẠ

A. KHÁI QUÁT:

I. Phía bắc Quảng Bình có 02 dòng sông:

1. Sông Ròn ( dưới chân núi Hoành Sơn).

2. Linh Giang (nay là sông Gianh).

II. Dòng Linh Giang có 02 nhánh.

1. Nhánh chính: Linh Giang (còn gọi là Rào Nậy). Bắt nguồn từ núi Trường Sơn (Khu vực huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa) và đổ ra biển ở cửa Gianh.

2. Nhánh phụ: Sông Son (còn gọi là Rào con). Bắt nguồn từ núi Trường Sơn (khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng, Bố Trạch)| và hợp thủy với dòng chính cuối cồn Văn Phú.

III. Sông Son có 02 nhánh:

1. Nhánh chính: Sông Son.

2. Nhánh phụ: Rào Nan: Bắt nguồn từ miền núi huyện Tuyên Hóa (Cao Mãi) và hợp thủy với sông Son tại phía nam làng Minh Lệ (xã Quảng Minh). Có chợ mới ven sông.

B. SỰ HÌNH THÀNH HÓI HẠ VÀ CỬU KHÚC LONG KHÊ:

- Theo truyền khẩu của dân gian: Quá trình bão lũ của đất trời, lưu thủy của dòng sông làm biến đổi dòng chảy tạo nên các cồn bãi giữa lòng sông và ven bờ.

I. Các cồn bãi giữa lòng và ven bờ sông Son:

- Từ hợp thủy của sông Son và Rào Nan về hạ lưu có các cồn bãi và dòng chảy.

1. Giữa lòng sông Son có:

- Cồn Giáp Tam (Ba cồn) thuộc làng Minh Lệ, Phường Quảng Minh.

2. Ven bờ bắc sông Son có:

- Cồn Vượn (Thuộc làng Minh Lệ).

- Cồn La Hà (Phường Quảng Văn).

- Cồn Văn Phú (Phường Quảng Văn).

3. Ven bờ nam sông Son, Linh Giang có:

- Cồn Bến Hải (Có làng Cổ, nay là thôn Bình Hải, Mỹ Trạch).

- Tiếp đến là cồn Phố Hạ: (có dân cư, có phố, có chợ, trên bến dưới thuyền).

Do biến cố của thiên nhiên, dân di dời vào triền đất lớn hòa nhập làng Cao Lao Hạ. Dân lập 3 ngôi miếu tại cồn Phố Hạ để thờ (Gọi là Miếu Nậy), về sau cồn Phố Hạ là Đôồng Phố. Ngày nay dân cày bừa, thỉnh thoảng gặp các mảnh vỡ của gạch ngói, chum vải sành….

- Tiếp theo là cồn Đuồi: Đôồng Đuồi.

II. Hói Hạ:

Phía nam cồn Phố Hạ, cồn Đuồi và phía bắc triền đất lớn (Làng Cao Lao Hạ) có dòng chảy từ phía tây bắc thành Lồi và hợp thủy với Linh Giang cuối cồn Đuồi là Hói Hạ (Thuộc làng Cao Lao Hạ).

Dân làng nảo vét, đắp bờ ven hói (Dường bàu) để ngăn mặn cho ruộng đồng.

Về mùa mưa lũ, nước chảy tràn từ đôồng làng Cao Lao Thượng, Cao Lao Trung xuống đôồng làng Cao Lao Hạ; Dân làng đắp con bờ, (cao, rộng và dài bằng chiều ngang phía tây làng) và trồng lũy tre để chống lũ (Gọi là Dường tre, nay không còn), nước chảy về 2 dòng (Hói Hạ và Cửu Khúc Long Khê)

Ở giữa cồn Bến Hải và cồn Phố Hạ; Ở giữa cồn Phố Hạ và Cồn Đuồi có 2 lạch nước (bé và cạn) thông Hói Hạ với Linh Giang. Ngày nay trên đê ngăn mặn có 2 cái cống. Thuyền bè xuôi ngược dòng và cập bến tại Phôốc Cầu (Phía đông bắc thành Lồi).

III. Cửu Khúc Long Khê:

1. Dòng chảy tự nhiên:

Các khe suối miền núi Lệ Đệ tạo thành dòng chảy uốn lượn giữa các đôồng làng Cao Lao Trung, Cao Lao Hạ, làng Đặng Đề và hợp thủy với sông Thanh Ba (Thanh Trạch) cuối đôồng làng Đặng Đề (nay có con đê ngăn mặn, có cống 10 cửa).

2. Kênh đào Cửu Khúc Long Khê:

Từ Vực Sanh ( bợc Vực), ngược dòng chảy đến Phôốc Eo dân làng Cao Lao Hạ đào con kênh lượn 9 khúc – “Cửu Khúc Long Khê” . Con Rồng khe suối lượn 9 khúc trên cánh đồng Làng.

3. Con Rồng có đầu, thân và đuôi:

- Đầu Rồng: Từ Vực Sanh (theo hướng bắc) đến Phôốc Hóe . Ở giữa có cồn gọi là cồn lưỡi Rồng.

- Thân Rồng: Từ Phôốc Hóe đến Phôốc Eo (có nhiều hướng, uốn lượn nhiều khúc).

- Đuôi Rồng: Từ Phôốc Eo (Theo hướng tây) trên cánh đồng làng có 02 dòng nước chảy tự nhiên.

B. HỆ THỐNG HỒ VỰC, AO PHÔỐC LÀNG CAO LAO HẠ;

I. Hồ vực, ao Phôốc nước ngọt:

1. Hồ vực:

- Hồ Cửa Nghè.

- Vực Sanh.

2. Ao Phôốc:

a. Giữa làng có 2 cái Phôốc:

- Phôốc cạnh đường xóm 2.

- Phôốc ở trung tâm xóm 18 và 19 (nay đã xây hoàn chỉnh, trước mặt nhà văn hóa thôn 7).

b. Trong núi có 4 cái Phôốc:

- Phôốc Họ: Phía tây nam hồ Cửa Nghè.

- Phôốc Troong: Phía đông hồ Cửa Nghè.

- Phôốc Láng: khu vực Ba Trại

- Phôốc Rò (rùa): ở khe Trrù (trù- trầu)

c. Vực Sanh có 3 cái Phôốc:

- Phôốc Huyệt: cạnh cồn Khe.

- Vực cây Sanh (sâu nhất). Cạnh đôồng trròn (Tròn).

- Bơc Vực: Dài và rộng nhất của Vực Sanh. (tiếp giáp với các Đôồng: Hói Đá, Đôồng

- Bện, Cồn Hà và Đôồng Bợc Vực.

d. Trên các đôồng làng  có 17 cái Phôốc lớn, bé:

*Phía tây đường Eo có 2 dòng nước gồm 9 cái Phôốc (bé).

- Phôốc Côống làng.

- Phôốc đôồng Phần Mua.

- Phôốc côống Kiệt: Đường xóm 3 vào núi.

- Phôốc Bàu Go. Phôốc Khu Trộ (có 4 cái)

*Phôốc Eo: Khúc nối giữa thân và đuôi Rồng,

     *Phôốc Cầu (còn gọi Phôốc Cừa – có lòi cừa) trên trục đường từ đường Bản vào Giếng Kiệt.

      *Phôốc Hóe: Khúc nối giữa đầu và thân Rồng, từ đôồng Ngã ba sang đôồng Hưng.

      *Phôốc Cẩm Cương: Từ đôồng Cồn Hà sang đôồng Hói Đá.

      *Phôốc Hàu: Điểm tiếp giáp (địa giới) giữa đôồng làng Cao lao Hạ và Đặng Đề dưới chân núi Cô Sơn ( Đôộng Mồ Côi).

      *Phôốc Mòn có 3 cái (bé).

Ở một số đường xóm (từ đường Bản)  có trục đường ra Cửu Khúc Long Khê. Dân gánh nước…. cho trâu, bò uống nước tạo nên những cái Phôốc mòn tiện lợi cho sinh hoạt:

- Phôốc mòn đường xóm 13 ra bàu Mật.

- Phôốc mòn đường xóm 15 sang đôồng Cồn Xã.

- Phôốc mòn đường xóm 18 sang đôồng Cồn Vườn.

II. Ao Phôốc nước mặn có 10 cái Phôốc lớn bé trên dòng Hói Hạ:

1. Phôốc Cầu: Phía đông bắc thành Lồi (có cầu bắc ngang) thông với Phố Hạ.

 Xa xưa quân lính thường ra tắm giặt.

2. Phôốc Biền: Đường xóm 3 ra Hói Hạ.

3. Phôốc cửa Đình: Đường xóm 6 ra Hói Hạ.

4. Phôốc Cầu: (Có cầu bắc ngang) Đường xóm 14 ra bến đò làng Hạ (sông Gianh).

5. Phôốc Hàu: Cuối dòng Hói Hạ.

- Các cụ kể: Xa xưa địa giới giữa 2 làng Cao Lao Hạ và Đặng Đề là một đường thẳng từ Phôốc Hàu ( chân núi Cô Sơn) đến Phôốc Hàu (cuối dòng Hói Hạ). Nay là 2 cảnh bên của hình tam giác. (Câu chuyện lập chùa chiếm đất xưa, đổi đất nền chùa đào mương thủy lợi, lập nghĩa địa chiếm đất rừng ngày nay là những chuyện thực như hoang đường).

6. Phôốc Mòn có 5 cái (bé).

- Ngoài các Phôốc lớn, ở một số xóm có trục đưởng ra Hói Hạ. Hàng ngày dân làng ra tắm giặt…, cho trâu bò ra tắm tạo nên những cái Phôốc mòn, tiện lợi cho sinh hoạt.

- Phôốc mòn xóm 9, xóm 12, xóm 14 ( ngoài Phôốc cầu), xóm 16, xóm 18.

D. CỬU KHÚC LONG KHÊ, HÓI HẠ VÀ HỆ THỐNG HỒ VỰC, AO PHÔỐC VỚI CUỘC SỐNG DÂN LÀNG CAO LAO HẠ.

I. Cửu Khúc Long Khê và hồ vực, ao phôốc nước ngọt

1. Vực Sanh và hồ Cửa Nghè:

- Xa xưa là nguồn nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt của dân làng và nguồn cá nước ngọt vô tận.

- Ngày nay thành 2 công trình thủy lợi, phục vụ sản xuất cho 2 xã Hạ Trạch, Mỹ Trạch.

- Vực Sanh là nguồn nước duy nhất cung cấp nước sạch cho xã Hạ Trạch.

- Hồ Cửa Nghè do xã Hạ Trạch xây dựng nay đã được nâng cấp.

2. Cựu Khúc Long Khê và ao Phôốc:

a. Công trình thủy lợi chống úng, chống hạn.

- Mùa mưa lũ: Chống ngập úng cho sản xuất vụ Chiêm.

- Mùa hạn: Khơi thông dòng chảy cho nước từ Vực Sanh đến Phôốc Eo phục vụ cho sản xuất vụ 8. Dân làng tắm giặt, trâu bò uống nước….

- Hiện nay là kênh chống ngập úng cho sản xuất, ( có hơn 60 ha, với 38 hộ nuôi cá nước ngọt ven kênh).

b. Nguồn thủy sản nước ngọt vô tận.

- Cá: Cá tràu, cá gáy, cá diếc, cá rô, cá nhét, cá trạnh, cá bạc, lươn….ở Vực Sanh có cá chình.

- Tôm, tép, ốc, trai, hến, đam….

c. Đánh bắt:

- Mùa nước lớn: Cất rớ, thả lưới, vạt chài, câu, đơm trôộ, thả trúm, thả lờ, soi đèn….

- Mùa nước cạn: Nơm (gặt vụ chiêm xong, hàng trăm người dân dàn hàng ngang nơm giữa cánh đồng).

- Nước càng cạn: Đắp tát, mò, đào trộ cá nhảy….

d. Các loài chim sinh sống, làm tổ đẻ trứng ở giữa năn lác: Le le, cói, gà nước, quốc, chim cút, chim bói cá…

II. Hói Hạ và ao Phôốc nước mặn.

1. Vườn bần sác của Hói Hạ:

- Vườn bần sác kéo dài từ đầu đến cuối và chiếm phần lớn diện tích phía bắc Hói Hạ.

- Vườn bần sác như lũy thành (cùng với lũy tre làng) chống bão lũ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng.

- Thời kỳ đầu chống Pháp, mỗi lần giặc càn, dân làng ẩn núp giữa vườn bần sác  (và năn lác của Cửu Khúc Long Khê).

- Dưới gốc bần sác đủ các loại: Cua, nha, còng, cáy…về mùa mưa có nhiều loại nấm: nấm meo, nấm mỡ….

- Trên cây bần sác có nhiều loài chim trú ngụ, làm tổ, đẻ trứng: Sa sả, làng chài, gà nước, chuốc chuốc, cu cu… về mùa thu, mùa đông chiều chiều từng đàn cò về trú ngủ.

- Lá sác là nguồn phân xanh vô tận: Bứt về, băm nhỏ, bón cho lúa chiêm, nước đen như mực, lúa tốt và không sâu bệnh.

- Quả cán, quả bần lót dạ cho bà con lao động và trẻ chăn trâu sớm sớm, chiều chiều.

2. Dòng chảy của Hói Hạ

- Dòng chảy về phía nam của Hói và thủy triều lên xuống theo con nước của Linh Giang. Thuyền bè cập bến Phôốc Cầu.

- Quá trình bão lũ theo thời gian phù sa bồi đắp, Hói Hạ cạn dần, dân làng cho đấu các trộ nò hói: có 10 trộ (từ Phôốc cầu xóm 14 về hạ lưu). Giữa lòng hói đào địa thả chuôm…

3. Nguồn thủy sản nước mặn vô tận:

a. Tôm: Tôm đất, tôm bạc, tôm sắt, tôm cọng, tôm cấu, tôm tít, tép, khuyếc….

b. Cá:

- Cá bống: Bống bớp, bống hoa, bống cát, bống seo….

- Cá đối: Đối cồi, đối nhọn, cá kến.

- Cá dìa, cá mẹ kẹ, cá hanh, cá mú….

- Mùa mưa lũ có nhiều loài cá nước ngọt về Hói

4. Đánh bắt:

- Lúc nước lên: Đơm nò hói, thả lưới, câu lệc, câu cá bống, câu cu nha, vây sáo chờ nước cạn đánh bắt, đơm đăng (ban đêm)….

- Lúc nước cạn: Tát đìa, đắp tát, nơm, mò….Rói cá kến (nước bắt đầu lên).

Tùy theo con nước, ngày ngày có hàng chục tới hàng trăm bà con làng xóm hòa mình vào lòng Hói Hạ và ven bờ Linh Giang (nhất là vùng cửa Hác) để mưu sinh cuộc sống.

Hiện nay Hói Hạ, các cánh đồng ven Hói ( Bắc lá, Bàu Ngang, Thảo Ốc, Đôồng Phố, Đôồng Đuồi, Đôồng Hà hậu làng và đôồng bắc thành Lồi) và ven bờ sông Gianh (tiếp giáp với địa giới làng Cao Lao Hạ) thành hồ nuôi trồng thủy sản xã Hạ Trạch. (có hơn 200ha, với 167 hộ).

Nhưng làm sao sánh được với giá trị của Hói Hạ xưa.

      Hói Hạ và Cửu Khúc Long Khê đã từng cưu mang, đùm bọc, che chở cho cuộc sống bình yên và phát triển của dân làng Cao Lao Hạ bao đời qua.

      Ngày nay theo xu thế phát triển của thời đại, dẫu cho Hói Hạ và Cửu Khúc Long Khê có biến đổi thế nào chăng nữa thì hình ảnh con Rồng….. dòng Hói…… mãi mãi trong lòng dân làng Cao Lao Hạ - xã Hạ Trạch.

 

Tham khảo:

- Dư địa chí làng CLH, Lê Văn Sơn;

- Lịch sử làng CLH, Nguyễn Văn Định;

- Tìm hiểu các bậc cao niên, (như trong bài: Đường làng CLH- 2018).

Mùa thu 2019

Biên tập: Lê Văn Viên

Có sự tham gia của các anh: Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Xuân Trường, Lê Quang Châu, Lê Chiêu Phú, Lưu Quý Đức, Lưu Trọng Tri, Nguyễn Xuân Hòa.

 

 

Nơi nhận:

- VP Đảng ủy, VP UBND xã;

- CaoLaoHạ.com;

- Câu lạc bộ thơ HSCL;

- Tác giả,

 

 Chứng thực của UBND xã Hạ Trạch

Những tư liệu trên là đúng

Chủ Tịch

 

                                                                                  Lưu Văn Tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục

                                                     CỬU KHÚC LONG KHÊ

 

Kênh đào đặt tên: “Cửu Khúc Long Khê”. Con rồng khe suối lượn 9 khúc tắm mát cánh đồng làng.

Trên thực tế chỉ có đầu Rồng có tên (có cồn lưỡi Rồng ở giữa) còn thân, đuôi Rồng không xác định.

Ý kiến của nhiều cụ cao niên: Căn cứ vào những cái phôốc và uốn lượn của kênh đào trên các cánh đồng để phân biệt đầu, cổ, thân, đuôi Rồng và từng khúc của nó.

Trên kênh đào có 3 cái phôốc lớn: phôốc Hóe, phôốc Cầu và phôốc Eo.

  1. Đầu Rồng: (1 khúc).

 Từ vực Sanh (theo hướng bắc ở giữa có cồng lưỡi Rồng) đến phôốc Hóe.

  1. Cổ Rồng: (01 khúc).

Từ phôốc Hóc (Theo hướng tây, có lượn, có lòi cừa lớn) đến phôốc Cầu (gần giếng Kiệt).

  1. Thân Rồng: (6 khúc) Từ phôốc Cầu đến phôốc Eo.

Khúc 1: Từ phôốc Cầu (Theo hướng tây, có lượn, có hàng cừa) đến bàu Sác côi.

Khúc 2: Nối tiếp khúc 1 (Theo hướng bắc, đông bắc có lượn) đến bàu Côống (cạnh trộ ông Nhỏ ở đàng Cống, có một ít cây cừa).

Khúc 3: Nối tiếp khúc 2 ( Theo hướng tây, có lượn, có lòi cừa be bé) đến giáp bàu Cồn Vườn.

Khúc 4: Nối tiếp khúc 3 (Theo hướng bắc, có lượn) đến bàu hói Đun.

Khúc 5: Nối tiếp khúc 4 (Theo hướng tây. có lượn) đến bàu Mật.

Khúc 6: Nối tiếp khúc 5 (Theo hướng tây, có lượn) đến bàu Eo (Có phôốc Eo).

  1. Đuôi Rồng (1 khúc).

Từ phôốc Eo (Theo hướng tây) có 2 dòng chảy trên cánh đồng lang.

Tìm hiểu cụ thể về kênh đào: “Cửu Khúc Long Khê” có nhiều người, nhiều ý kiến đồng tình.

 Chúng tôi biên tập lại để tham khảo.

 Kính mong quý vị, quý độc giả tham gia ý kiến.

 Trân trọng cảm ơn./.

                                                                             

Tác giả : Lê Văn Viên

Bình luận

Bài viết liên quan

Ao - Phôốc làng Cao Lao Hạ
Đôi câu đối có sự trùng lặp kỳ diệu
Địa chí làng Cao Lao Hạ - đôi điều góp ý bổ sung
Thơ ca, hò hát dân gian
Hò ru con

Video clip