Logo Footer
Lorem Ipsum
Website title
Cao Lao, Hạ Trạch quê mình. Bốn bề phong cảnh hữu tình nước non. Cao Lao tiền thế đặt tên. Cao trông vời vợi, Lao bền không xiêu

Từ ngôi mộ Tổ

Ghi chép của anh Lê Chiêu Phùng
Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc của Chính phủ đã được triển khai trên cả nước. Có thể nói, đây là một Chủ trương đúng, hợp lòng dân, không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động. Và những người tham gia chương trình trồng rừng tại xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch cũng không nằm ngoại lệ.
Theo đó, đầu năm 2.000, phần lớn cán bộ công nhân lao động Lâm trường Rừng thông Bố Trạch cũng được lâm trường giao đất, khoán rừng trên toàn bộ diện tích rừng thuộc địa giới của xã Hạ Trạch. Xin được nói thêm rằng, đất rừng xã Hạ Trạch trước đây đã giao cho Lâm trường Bố Trạch quản lý theo chủ trương của Nhà nước nhưng do sản xuất, kinh doanh không hiệu quả nên mới đây Chính phủ đã quyết định các Lâm trường, nông trường trả lại một phần diện tích đất rừng cho các địa phương. Những năm đó, Chủ tịch UBND xã Hạ Trạch đã ra một văn bản (viết tay) cấp cho một số đối tượng ở địa phương tham gia chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trên diện tích đất rừng còn lại. Phải khẳng định rằng, nhờ công tác khoán rừng của Lâm trường rừng thông Bố Trạch và các hộ tham gia trồng rừng địa phương nên toàn bộ khu rừng Hạ Trạch nói chung, triền đất mái ngoài đồi Lều Cù từ công trình Vực Sanh kéo dài đến hồ chứa nước Cửa Nghè nói riêng màu xanh đã phục hồi trở lại góp phần tô đẹp cảnh quan, môi trường và làm giàu cho các hộ thu từ sản phẩm rừng trồng. Tuy nhiên, lợi dụng sơ hở về thủ tục giao đất trồng rừng và quản lý đất đai thiếu chặt chẽ của chính quyền địa phương, một số hộ trồng rừng xã Hạ Trạch đã ngang nhiên rao bán, đổi chác đất rừng cho hàng chục gia đình, bà con, dòng họ có nhu cầu xây mới, tôn tạo lăng tẩm, mồ mả một cách trái phép kéo dài nhiều năm qua gây bức xúc và bất bình trong nhân dân.
Để tìm hiệu về việc này, chúng tôi đã có mặt tại khu rừng trồng phía ngoài mái Lều Cù xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch nơi vừa xẩy ra xô xát qua lại giữa “chủ rừng” và bà con họ Nguyễn Văn khi bà con triển khai tôn tạo lăng mộ nằm trong khu đất rừng trồng được coi là “vùng đất toàn quyền sợ hữu” của anh K. Đứng bên ngôi mộ Tổ nơi vừa xẩy ra tranh chấp, ông Nguyễn Văn Khoác 80 tuổi Trưởng tộc họ Nguyễn Văn giải thích: “Ngôi mộ Tổ Nguyễn Văn chúng tôi thuộc đời thứ 6 cách đây trên 500 năm và 4 ngôi mộ thuộc Chi, Phái nằm trong khuôn viên rộng gần 500m2. Ngôi mộ táng sau thời kỳ các tiền nhân lập ấp xây làng Cao Lao Hạ. Còn việc giao đất sau này chỉ để trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và tăng thu nhập cho người lao động từ sản phẩm rừng trồng, không ai có quyền đến tranh chấp đất mộ Tổ của chúng tôi cả.”…
“Các anh thấy đó, trừ ngôi mộ Tổ còn các ngôi mộ khác trong khuôn viên đã xuống cấp do mưa gió xói mòn theo năm tháng chỉ còn trơ lại gạch đá sứt mẻ bao quanh nên đầu tháng 2 năm 2017, sau khi “chủ rừng” thu hoạch hết cây trồng, họ Tộc tui đã có tờ trình gửi lãnh đạo xã Hạ Trạch xin phép tu sửa nâng cấp các ngôi mộ Tổ  và được lãnh đạo xã hướng dẫn là cần: “Vào trao đổi thê với anh K”. Và, khi chúng tôi tìm gặp K bà con nhận được câu: nộp 30 triệu đồng với lý do là đây là đất của tui”, ông Khoác tâm sự.
Bức xúc trước câu trả lời vô lý và càng xót xa khi thấy ngôi mộ Tổ họ tộc mình đã bị “chủ rừng” đào bới,  ông Nguyễn Văn H vừa lau mồ hôi vừa dọn những mảnh gạch đá vừa bị đào bới vương vãi quanh ngôi mộ: “Mộ Tổ chúng tôi táng từ 500 năm rồi sao phải bỏ tiền mua đất, vô lý, chưa nói đến họ đã vi phạm pháp luật về việc lén lút đào bới, phá hỏng mồ mả và ngang nhiên trồng cây vào giữa ngôi mộ tổ chúng tôi để đòi thêm tiền đền bù cây, thật quá đáng”. Có mặt tại khu mộ họ Nguyễn Văn, ông Nguyễn Danh Hữu ở thôn 8 xã Hạ Trạch cho biết: “Tui năm ni 95 tuổi, không phải họ Nguyễn Văn nhưng tui biết không riêng gì khu đất mộ Tổ họ Nguyễn Văn mà nhiều khu mộ khác muốn mở rộng, tôn tạo đều phải nộp tiền, nhiều gia đình muốn chôn cất, xây mới mồ mã cũng phải mua đất của anh K, đất nhà nước mà cứ như của gia đình họ. Việc ni tui thấy lâu rồi, bà con bức xúc lắm”.
Theo dư luận của nhân dân xã Hạ Trạch, những năm gần đây nhiều gia đình, họ tộc nhất là những người xa quê muốn có mảnh đất “trăm tuổi” cũng phải chịu cảnh mua bán như thế này. Ông Nguyễn Hữu Định, một cán bộ ngành Nội chính tỉnh Quảng Bình cho rằng, việc anh K xã Hạ Trạch tự do bán đất tại đồi Lều Cù những năm vừa qua là vi phạm pháp luật, lẽ ra chính quyền địa phương phải biết và ngăn chặn sớm.
Đất rừng xã Hạ Trạch chiếm trên ¾ diện tích tự nhiên, tuy nhiên phần lớn đã “bàn giao” cho Lâm trường rừng thông Bố Trạch theo chủ trương của nhà nước lúc bấy giờ, còn lại một phần diện tích rừng ít ỏi triền ngoài mái Lều Cù xem như cũng mất trắng. Toàn xã chỉ còn trong vào một khoảnh đất Rẩy Tranh và vùng đất Đồng Phố thường xuyên ngập chìm trong nước mỗi khi mưa lụt tràn về làm nơi an nghĩ cuối cùng cho những người quá cố.
Trở lại khu mộ tổ họ Nguyễn Văn, rất may việc xô xát giữa “chủ rừng” và bà con họ Nguyễn Văn hôm đó không xẩy ra nhờ sự can thiệp kịp thời của các lực lượng chức năng nhưng đã để lại một dư âm, một tiền lệ không tốt về việc “chủ rừng” ngang nhiên bán đất tâm linh, mồ mã ông cha thu lợi bất chính. 
0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    Video mới nhất

    Nủ ơi, Nủ à

    Hình ảnh mới nhất

    Hình ảnh quê hương xuân 2024

    Thống kê truy cập

    Hôm nay: 9

    Trong tuần: 18555

    Trong tháng: 69557

    Tổng số: 11709934

    Đang online: 9