Mép lá đung đưa

15:57 - 14/12/2019

Bài Haiku của anh Lưu Đức Hải được vào chung khảo tại cuộc thi sáng tác thơ Haiku lần thứ 7.

 

 

Mép lá đung đưa

Họa hình của Nhà thơ, Họa sỹ Phan Vũ Khánh

 

Mép lá đung đưa

con sâu vắt vẻo

nắng trong veo 

 

Con sâu nằm vắt vẻo trên mép lá trong một thời điểm ngập nắng là một hình ảnh có thật, dù hiếm gặp trong thực tế.

Tờ giấy, lá cây, bàn tay, hay một sự việc bất kỳ đâu chỉ có 2 mặt phải trái, còn có mặt thứ 3 nữa, đó là mặt viền, nó rất mỏng, nằm giữa 2 mặt.

Đứng ở từng mặt mà nhìn thì dễ phiến diện, hoặc tả hoặc hữu, đứng ở mặt viền để nhìn thì sẽ nhìn thấu được sự thật của vấn đề.

Cuộc sống luôn biến động, như chiếc lá đung đưa. Phận sâu kiến cũng sẽ thấy nắng trong veo khi biết vắt vẻo nhìn những gì đến với mình từ trên mép lá.

Bài thơ trên là một trong chùm thơ Haiku gồm 3 bài được gửi tham dự cuộc thi sáng tác thơ Haiku lần thứ 7 do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Tp. HCM và Trường ĐH Khoa học và Nhân văn Tp. HCM kết hợp tổ chức và lọt vào vòng chung khảo. Đây là cuộc thi lớn, được tổ chức 2 năm một lần với sự tham gia của đông đảo tác giả khắp cả nước.

Bài thơ đã được Nhà thơ Haiku, Họa sỹ Phan Vũ Khánh họa hình và nhà Thư pháp Lại Duy Bến họa chữ.

 

Họa chữ của Nhà thơ, nhà Thư pháp Lại Duy Bến

 

Haiku là thể thơ cô đọng, xuất xứ từ Nhật Bản, hiện đang phát triển khá nhanh trên thế giới, trong đó có Việt Nam. PGS.NGUT Lưu Đức Trung, người làng Cao Lao Hạ là một trong những người đầu tiên phổ biến thơ Haiku Nhật Bản tại Việt Nam và là người đầu tiên đưa thể thơ Haiku vào trường học.

Hy vọng thể thơ này sẽ được đón nhận tại làng Hạ quê mình

 

Họa hình của Nhà thơ, Họa sỹ Phan Vũ Khánh

 

Tác giả : Lưu Đức Hải

Bình luận

Bài viết liên quan

Này hoa bỉ ngạn
Cảm xúc mùa vu lan: Nhớ mẹ ngày xưa...
Về lại ngõ xưa
Giữa đám cỏ hoang
Tuyết rơi đầu mùa

Video clip